Giáo án Ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn có từ là

Admin
Admin 09 Tháng ba, 2016

Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án Ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn có từ là với nội dung chi tiết giúp học sinh dễ dàng hiểu rõ được kiểu câu trần thuật đơn có từ "là" và cách phân loại câu. Đồng thời, biết đặt câu trần thuật đơn có từ "là", biết nhận diện và phân biệt với kiểu câu khác, rèn kĩ năng sử dụng khi nói và viết.

Giáo án bài Lao xao

Giáo án Ngữ văn 6 bài 29: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn có từ là.
  • Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
  • Xác định được CN và VN trong câu trần thuật đơn có từ là.
  • Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.

3. Thái độ: Thấy được tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Bảng phụ (VD Phần I), phiếu học tập.

2. HS: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho VD minh hoạ.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HĐ 1: HD HS tìm hiểu đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là
  • GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I
  • HS đọc ví dụ
  • GV chi lớp thành 4 nhóm thảo luận
  • GV giao nhiệm vụ: Xác định CN-VN trong các câu trên?
  • HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả
→ Nhóm khác nhận xét
  • GV nhận xét, gạch chân trên bảng phụ? Vị ngữ của các câu trên do các cụm từ nào tạo thành?
  • HS: VD: a, b, c: vị ngữ: Là + cụm DT

d: VN: Là + tính từ

Hãy chọn các từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp sau điền vào trước vị ngữ của câu trên: Không, không phải, phải, chưa, chưa phải.

Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?

- GV lưu ý: Không phải câu có từ là đều được coi là câu trần thuật đơn có từ là

VD: Người ta gọi chàng là Sơn Tinh (từ là nối động từ gọi với phụ ngữ Sơn Tinh)

Hoặc: Rét ơi là rét; Nó hiền hiền là (từ là dùng để nhấn mạnh, làm cho lời nói có sắc thái tự nhiên, nó là từ đệm)

- HS đọc ghi nhớ SGK

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

a. Bà đỡ Trần / là người huyện

CN VN

Đông Triều.

b. Truyền thuyết/ là loại truyện dân

CN VN

gian kể về các... kì ảo

c. Ngày thứ năm trên đảo CôTô/ là
CN

một ngày trong trẻo, sáng sủa.

VN

d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.

CN VN

→ VN: Là + cụm DT
Là + tính từ

- Khi biểu thị ý phủ định: Từ phủ định + VN

* Ghi nhớ (SGK)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất