Giáo án Ngữ văn 7 bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng theo CV 5512

Admin
Admin 12 Tháng mười, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 78: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. 

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được cách dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.

- Tác dụng của việc dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.

- Mở rộng câu bằng cụm chủ - vị.

- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để

- Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn..)

3. Phẩm chất:

- Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: sgk, phiếu học tập, bảng phụ

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: Học sinh trình bày miệng - Gv ghi lên bảng phụ

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá học sinh

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*.Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên yêu cầu:

Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau đây:

Mùa xuân tươi đẹp đã về.

(b) Em hãy phân tích cấu tạo của CN và nhận xét cấu tạo của CN có gì đặc biệt?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*. Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc cá nhân trên giấy nháp, phân tích cấu trúc câu

- Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh làm việc

- Dự kiến sản phẩm:

+ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu:

Mùa xuân tươi đẹp // đã về.

CN                              VN

+ Nhận xét cấu tạo của CN:

Mùa xuân/ tươi đẹp

c                  v

=> CN được cấu tạo bởi một cụm từ có cấu tạo giống như một câu đơn, gọi là cụm chủ-vị

* Báo cáo kết quả: Học sinh lần lượt trình bày các câu đã phân tích ngữ pháp

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: người ta có thể dùng cụm từ có cấu tạo giống câu đơn để mở rộng câu

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV và GV

Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là dùng cụm c-v để mở rộng câu

1. Mục tiêu: Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của Hs trước lớp

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

Gọi HS đọc ví dụ (bảng phụ).

Gv lần lượt nêu các câu hỏi yêu cầu Hs trả lời:

(a) Tìm các cụm danh từ có trong câu trên?

(b) Phân tích cấu tạo của các cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ ?

(c)Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu?

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*. Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên

- Gv nêu câu hỏi và gợi ý để học sinh trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

Văn chương / gây cho ta

những tình cảm ta / không có

PT DT PS (cụm C-V),

luyện những tình cảm ta /sẵn có.

PT DT PS (Cụm C-V)

*. Báo cáo kết quả:

- Học sinh lần lượt trình bày phần trả lời các câu hỏi

*. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung chốt kiến thức

Vậy các em thấy ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường (được gọi là cụm chủ-vị) làm thành phần câu, thành phần của cụm từ, để mở rộng câu.

 

- HS đọc ghi nhớ.

 

 

HĐ 2: Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm c-v để mở rộng câu

1. Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình của các nhóm trên phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

Gọi HS đọc ví dụ (bảng phụ).

Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau vào phiếu học tập:

(1)Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu trên?

(2) Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì? Qua Phân tích các VD trên, em rút ra bài học gì?

Gợi ý:

- Điều gì khiến tôi rất vui và vững tâm?

- Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta thế nào?

- Chúng ta có thể nói gì?

- Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày nào?

*. Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc cá nhân -> thảo luận trong nhóm => thống nhất ý kiến vào phiếu học tập

- Gv quan sát, động viên và gợi ý để Hs hoàn thành nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm:

a. Chị Ba /đến // khiến tôi /rất vui và vững tâm.

=> Chủ ngữ là một cụm c-v

b. Khi bắt đầu KC, nhân dân ta // tinh thần /rất hăng hái.

=> Vị ngữ là một cụm c-v

c. Chúng ta // có thể nói rằng trời /sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

=> Phụ ngữ của cụm động từ là một cụm c-v

d. Nói cho đúng thì phẩm giá của TV// chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày CMT8 /thành công.

=>Phụ ngữ của cụm DT là một cụm c-v

*. Báo cáo kết quả:

- Mỗi nhóm trình bày một câu trước lớp

*. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung chốt kiến thức

-HS đọc ghi nhớ

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu về dùng cụm c-v để mở rộng câu để giải quyết các dạng bài tập liên quan

2. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi.

3. Sản phẩm hoạt động:

+ Phần trình bày miệng

+ Trình bày trên bảng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập

Đọc và nêu yêu cầu của bài?

- Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây?

- Cho biết trong mỗi cụm, cụm C-V làm thành phần gì?

- Hs lên bảng làm

b. Trung đội trưởng Bính // khuôn mặt /đầy đặn.

d. Bỗng một bàn tay /đập vào vai // khiến hắn/ giật mình.

->Làm CN, làm PN của ĐT.

I. Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

Văn chương / gây cho ta

những tình cảm ta không có

PT DT PS (cụm C-V), luyện những tình cảm ta /sẵn có.

PT DT PS (Cụm C-V)

*. Kết luận: Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

3. Ghi nhớ: sgk (68 )

 

II. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

a. Chị Ba đến/ khiến tôi rất vui và vững tâm.

=> Chủ ngữ là một cụm c-v

b. Khi bắt đầu KC, nhân dân ta / tinh thần rất hăng hái.

=> Vị ngữ là một cụm c-v

c. Chúng ta // có thể nói rằng trời /sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

=> Phụ ngữ của cụm động từ là một cụm c-v

d. Nói cho đúng thì phẩm giá của TV// chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày CMT8 /thành công.

=>Phụ ngữ của cụm DT là một cụm c-v

3. Ghi nhớ: sgk (69)

III. Luyện tập:

a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn/ mới định được, người ta// gặt mang về.->Làm PN trong cụm DT

->Làm VN.

c. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta // thấy hiện ra từng lá cốm/, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.

->Làm PN trong cụm DT, PN trong cụm ĐT

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá học sinh

- Gv đánh giá học sinh

Tiến trình hoạt động

Gv nêu nhiệm vụ:

+ Đặt một câu có CN là một cụm c-v

+ Đặt một câu có VN là một cụm c-v

- Hs tìm và đặt câu theo từng trường hợp cụ thể

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân ở nhà

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá học sinh

- Gv đánh giá học sinh

Tiến trình hoạt động

Gv nêu nhiệm vụ:

Tìm các câu dùng cụm chủ vị để mở rộng câu trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?

* Dặn dò:  Hướng dẫn tự học:

- Xác định chức năng ngữ pháp của cụm chủ - vị trong câu văn.

- Chuẩn bị bài “Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: luyện tập”

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Hiểu được thế nào là dùng cụm chủ - vị (C-V) để mở rộng câu (tức dùng C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ)
  • Nắm được các trường hợp dùng cụm C-V không đồng nhất với khái niệm câu

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Nêu những nét đặc sắc của mỗi bài văn nghị luận?

2.2 Nêu đặc trưng của văn nghị luận?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Tìm hiểu cách dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.

HS đọc câu văn đã cho SGK trang 68

Tìm cụm danh từ trong câu?

“Những tình cảm ta không có, những tình cảm ta sẵn có”

Phân tích cấu tạo cụm danh từ và phụ ngữ trong cụm danh từ?

Hai cụm danh từ này có từ trung tâm là danh từ “tình cảm”, phụ ngữ trước là lượng từ những, phụ ngữ sau là cụm C-V ta không có, ta sẵn có

 

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu

Tìm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu? (SGK trang 68)

a. Chị Ba đến -> làm chủ ngữ

Tôi rất vững tâm-> làm phụ ngữ

b. Nhân dân ta tinh thần rất hăng hái->làm vị ngữ

c. Trời sinh lá sen để bao bọc cốm; trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen-> làm phụ ngữ trong cụm động từ (nói).

d. Cách mạng tháng tám thành công -> làm phụ ngữ trong cụm danh từ (ngày)

 

 

 

Tìm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu BT SGK trang 67?

 

I. Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu

Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ vị làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.

Ví dụ: Con mèo bạn Tuấn tặng

Bố về là một tin vui.

II. Các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V

II. Luyện tập

 

 

Bài tập trang 67

a. Mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được-> làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

b. Khuôn mặt đầy đặn->làm vị ngữ

c. Các cô gái vòng đỗ gánh -> làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

Hiện ra từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết không có mảy mai một chút bụi nào -> làm phụ ngữ trong cụm động từ (thấy).

d. Một bàn tay đập vào vai -> làm chủ ngữ

Hắn giật mình -> làm phụ ngữ trong cụm động từ (khiến).

-------------------------------------------

Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà chúng tôi đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm