Giáo án Ngữ văn 7 bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 61: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực chuyên biệt:
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho đề bài văn nghị luận.
- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3. Phẩm chất:
Chăm học, biết lập dàn ý cho bài văn nghị luận của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học
-Học liệu: phiếu học tập,một số văn bản nghị luận, đề văn nghị luận.
- Một số đề văn nghị luận
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương thức thực hiện:hoạt động nhóm
- Sản phẩm hoạt động: các nhóm tìm được các đề văn thuộc văn nghị luận.
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ
- Nhiệm vụ: tìm và ghi ra giấy các đề văn nghị luận
Thực hiện nhiệm vụ:
* Học sinh: tìm nhanh trong vòng 2 phút (chia lớp làm 4 đội)
* Giáo viên:tổ chức cho các nhóm chơi.
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
Báo cáo kết quả: phiếu học tập
Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
-GV nhận xét…
GV dẫn vào bài: Muốn đạt yêu cầu trong bài văn nghị luận, chúng ta cần phải có điều kiện nào. Tiết học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu một số đề bài văn nghị luận từ đó nắm được những yêu cầu cần đạt của bài văn nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy-trò |
Nội dung kiến thức |
HĐ1: Tìm hiểu nội dung và tính chất của đề văn nghị luận -Mục tiêu: HS biết xác định nội dung, tính chất của đề văn nghị luận. -Phương pháp: hoạt động nhóm -Sản phẩm hoạt động: các nhóm tìm được các đề văn thuộc văn nghị luận. - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ -GV cho Hs đọc thầm các đề bài Sgk. Sau đó giao nhiệm vụ thảo luận: 4 nhóm cùng thảo luận trả lời các câu hỏi a, b, c mục 1.I/21. a) Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là văn nghị luận? (Nội dung: mỗi đề chứa 1 vấn đề đem ra để bàn luận.) c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? -HS hoạt động nhóm sau đó đại diện trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau. 2. Thực hiện nhiệm vụ -Học sinh: làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến. -Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần. 3. Báo cáo kết quả: -Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả. Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 nhóm lên trình bày sản phẩm, 2 nhóm còn lại bổ sung. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung. -GV nhận xét, đánh giá a) Được. b) Căn cứ vào khái niệm, vấn đề lí luận mà đề nêu ra. c) Tính chất của đề như lời khuyên, tranh luận, giải thích, …có tính định hướng cho bài viết (định hướng 1 thái độ hoặc giọng điệu….) và đòi hỏi người viết phải vận dụng các phương pháp phù hợp. -GV chốt kiến thức: GV giảng thêm về ý b: Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều nêu ra 1 số khái niệm, 1 số vấn đề lí luận. Ví dụ: Lối sống giản dị, Tiếng Việt giàu đẹp...->là những nhận định, quan điểm, luận điểm; Thuốc đắng dã tật ->là 1 tư tưởng; Hãy biết quý thời gian ->là lời kêu gọi mang 1 tư tưởng...=>Căn cứ vào nội dung mỗi đề. Giảng khái quát: Tóm lại đề văn nghị luận là câu hay cụm từ mang tư tưởng, quan điểm hay 1 vấn đề cần làm sáng tỏ. Như vậy tất cả các đề trên đều là đề văn nghị luận, đại bộ phận là ẩn yêu cầu. HĐ2: tìm hiểu đề văn nghị luận -Mục tiêu: HS biết xác đề văn nghị luận. -Phương pháp: hoạt động nhóm -Sản phẩm hoạt động: các nhóm tìm được các đề văn thuộc văn nghị luận. - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ -GV gọi Hs đọc đề bài. -GV giao nhiệm vụ thảo luận theo bàn các câu hỏi Sgk/22 mục 2.I. ?Đề bài nêu lên vấn đề gì, Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì, Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định, Đề đòi hỏi người viết phải làm gì? 2.Thực hiện nhiệm vụ -HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau Học sinh: làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến. -Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần. 3.Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo kết quả. Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 nhóm lên trình bày sản phẩm ,2 nhóm còn lại bổ sung. 4.Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung. -GV nhận xét, đánh giá -GV chốt, sau đó hỏi khái quát: -Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch. Hđ3 lập ý cho bài văn nghị luận ?Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết: trước 1 đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề? -Mục tiêu: HS làm quen với các bước lập ý cho bài nghị luận. -Phương pháp: hoạt động chung cả lớp -Sản phẩm hoạt động: HS tìm được các ý của đề văn nghị luận. - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ ? Xác định LĐ? ?Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết: trước 1 đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề? .Thực hiện nhiệm vụ
-HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau Học sinh: làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến. -Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần. 3.Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả. Cách thực hiện: giáo viên yêu cầu 2 nhóm lên trình bày sản phẩm, 2 nhóm còn lại bổ sung. 4.Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung. -GV nhận xét,đánh giá
-GV chốt, sau đó hỏi khái quát: LĐ: chớ nên tự phụ (tự phụ là tính xấu, nên từ bỏ để rèn luyện tính khiêm tốn) -*luận cứ cho đề trên? - Tự phụ là gì? (Tự phụ là căn bệnh tự đề cao mình, coi thường ý kiến của người khác) - Vì sao không nên tự phụ? (Để cho bản thân tiến bộ, cần tránh bệnh tự phụ, tự phụ sẽ khó tiếp thu ý kiến của người khác, làm cho mình ngày càng co mình lại, không tiến bộ được.) *Tự phụ có hại ntn? Hại cho ai? (Bệnh tự phụ thường được biểu hiện ở sự coi thường ý kiến của người khác, tự cho ý kiến của mình là đúng, là tuyệt dẫn đến thái độ khắt khe với người, để dễ dãi đối với mình) Và những dẫn chứng cụ thể: ví dụ: Tự phụ dẫn đến chủ quan hỏng việc. - Tự phụ gây mất đoàn kết, không được mọi người yêu mến, giúp đỡ. -> dẫn chứng từ: + Thực tế đời sống. + Bản thân. + Sách báo. - Tác hại của tự phụ, những dẫn chứng cụ thể. - Lời khuyên. * Muốn lập ý cho bài văn NL, ta cần - Xác định LĐ, cụ thể hóa LĐ chính thành các LĐ phụ, tìm LC và cách LL cho bài văn. -Hs đọc ghi nhớ. |
I-Tìm hiểu đề văn nghị luận: 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
-Đề bài của 1 bài văn nghị luận thể hiện chủ đề của nó. -Tính chất của đề thường đưa ra lời ca ngợi, khuyên nhủ, tranh luận, giải thích, … -> định hướng cho bài viết.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
-Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
II-Lập ý cho bài văn nghị luận: *Đề bài: Chớ nên tự phụ. 1-Xác lập luận điểm: -Tự phụ là 1 căn bệnh, là một thói xấu của con người mà hs chúng ta dễ mắc phải. -Bệnh tự phụ dễ mắc phải nhưng rất khó sửa . -Tự phụ trong học tập thì làm cho học tập kém đi,sai lệch . Tự phụ trong giao tiếp sẽ làm hạn chế nhiều mặt ... 2-Tìm luận cứ:
-Tự phụ là căn bệnh tự đề cao mình, coi thường ý kiến của người khác.
-Để cho bản thân tiến bộ, cần tránh bệnh tự phụ, tự phụ sẽ khó tiếp thu ý kiến của người khác, làm cho mình ngày càng co mình lại, không tiến bộ được.)
-Bệnh tự phụ thường được biểu hiện ở sự coi thường ý kiến của người khác, tự cho ý kiến của mình là đúng, là tuyệt dẫn đến thái độ khắt khe với người, để dễ dãi đối với mình)
3-Xây dựng lập luận:
*Ghi nhớ3: sgk (23) |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Hình thức hoạt động: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
-Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào luyện tập. -Phương pháp: hoạt động cá nhân -Sản phẩm hoạt động: HS tìm được các ý của đề văn nghị luận. - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động:
-GV giao nhiệm vụ: hoàn thành vào vở bài tập Ngữ văn, sau đó gọi 2 em trình bày bảng phần vừa làm. -HS trình bày vào vở, lên bảng trình bày, nhận xét bổ sung lẫn nhau -GV chốt kiến thức… |
III-Luyện tập: *Yêu cầu: Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người. 1.Tìm hiểu đề: -Vấn đề nghị luận: Lợi ích của việc đọc sách. 2.Lập ý: a-Xác định luận điểm: -Sách có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Sách đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cái hay, cái đẹp và nhu cầu phát triển trí tuệ tâm hồn. -Ta phải coi “sách là người bạn lớn của con người” vì trên lĩnh vực văn hoá, tin tưởng không có gì thay thế được sách. b-Tìm luận cứ: -Sách mở mang trí tuệ-giúp ta khám phá những điều bí ẩn của thế giới xung quanh, đưa ta vào tìm hiểu thế giới cực lớn là thiên hà và thế giới cực nhỏ như hạt vật chất. -Sách đưa ta ngược thời gian về với những biến cố LS xa xưa và hướng về ngày mai. -Sách cho ta những phút thư giãn thoải mái. c-Xây dựng lập luận: Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết nâng niu, trân trọng và chọn cuốn sách hay để đọc. |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt
- Phương pháp: hoạt động cá nhân,
phương thức thực hiện :
+ HĐ cá nhân, hđ chung cả lớp.
-Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày, phiếu học tập.
-phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Đọc lại VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, hãy tìm luận điểm, luận cứ của VB đó và ghi vào giấy, nộp chấm.
-HS thực hiện nhiệm vụ hđ cá nhân
2. Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau
Học sinh: làm việc cá nhân
-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, phương thức thực hiện: về nhà đọc, suy nghĩ
- Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày, bài tập làm vào vở hôm sau thu.
- Phương án đánh giá: đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
* Hình thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ HS thực hiện ở nhà
-Đọc bài tham khảo Sgk/23, tìm luận điểm, các luận cứ trong bài văn đó?
2. Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện
3. Báo cáo kết quả : HS báo cáo kết quả vào tiết học hôm sau.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.
-GV nhận xét,đánh giá vào h học hôm sau
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
I/ MỤC TIÊU
Giúp HS : Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Đàm thoại + diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
2.1 Thế nào là luận điểm?
2.2 muốn luận điểm có sức thuyết phục, cần có những yếu tố nào?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Đọc các đề văn nghị luận và trả lời câu hỏi SGK trang Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề không? Nếu dùng làm đề văn có được không? Các đề văn này cung cấp đề bài cho bài văn nên có thể dùng làm đề bài, đầu đề của bài văn. Thông thường, đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? Đó là một đề văn nghị luận, bởi mỗi đề văn nêu ra một khái niệm, một vấn đề lí luận (đề 1, 2…) một nhận định, một quan điểm, một tư tưởng (đề 4, 5, 6, 7) chỉ có dùng các thao tác nghị luận (giải thích, phân tích, chứng ninh, bình luận) thì mới giải quyết được các vấn đề trên. Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đ/v việc làm văn? Tính chất của đề văn như (lời khuyên, tranh luận, giải thích) có ý nghĩa định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho người viết thái độ, giọng điệu Đề văn nghị luận nêu ra nội dung và tính chất gì?
Tìm hiểu đề văn “chớ nên tự phụ” GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK trang 22 _ Đề nêu một tính xấu của con người và khuyên người ta từ bỏ tính xấu đó. _ Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là phân tích cái xấu, tác hại của thói tự phụ và khuyên mọi người không nên tự phụ _ Khuynh hướng của đề là phủ định. _ Đề này đòi hỏi người viết phải giải thích rõ thế nào là tính tự phụ, phân tích những tác hại và biểu hiện của nó, phải có thái độ phê phán và thói tự phụ khẳng định sự khiêm tốn. Khi tìm hiểu đề cần xác định những vấn đề gì?
Cho đề văn “chớ nên tự phụ” Xác định luận điểm cho đề “chớ nên tự phụ”? _ Tự phụ là một thói xấu của con người. _ Mọi người nên từ bỏ thói tự phụ và hãy rèn luyện đức tính khiêm tốn * Luận điểm chính thành các luận điểm phụ: + Tự phụ khiến bản thân con người không tự biết mình. + Tự phụ luôn đi kèm với thái độ coi thường, khinh bỉ người khác. + Tự phụ khiến bản thân bị mọi người chê trách và xa lánh Tìm luận cứ cho luận điểm trên? _ Tự phụ là gì? – là đánh giá cao bản thân mình. _ Tác hại của tự phụ? _ Tự phụ có hại cho ai? _ Chọn dẫn chứng? Có thể xây dựng lập luận theo 2 cách của SGK Lập ý cho bài văn nghị luận phải làm như thế nào?
Hãy tìm hiểu đề và cách lập ý cho đề bài “sách lá người bạn lớn của con người”? |
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một v/đ để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đ/v đề đó. Tính chất của đề như: ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ phản bác… đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp. 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm 2 bài cho khỏi sai lệch II. Lập ý cho bài văn nghị luận
Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn II. Luyện tập. Tìm hiểu đề và lập ý “sách là người bạn lớn của con người” 1. Tìm hiểu đề _ Nêu lên ý nghĩa quan trọng của sách đối với con người _ Đối tượng và phạm vi nghị luận là bàn về ích lợi của sách và thuyết phục mọi người có thói quen đọc sách _ Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định _ Đòi hỏi người viết phải giải thích được “sách là gì”, phân tích và chứng minh ích lợi của việc đọc sách từ đó khẳng định “sách là người bạn lớn của con người” và nhắc nhở mọi người phải có thái độ đúng đối với sách 2. Lập ý cho đề bài: a. Xác định luận điểm: Khẳng định việc đọc sách là tốt, là cần thiết, không có gì để thay thế được b. Tìm luận cứ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để xây dựng các ý sau: _ Sách là kết tinh của nhân loại _ Sách là một kho tàng kiến thức phong phú, gần như vô tận, khám phá và chiếm lĩnh mọi lĩnh vực của đời sống. _ Sách đem lại cho con người lợi ích, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn, trí tuệ của con người. c. Xây dựng lập luận _Bắt đầu từ việc nêu lên lợi ích của việc đọc sách _ Đi đến kết luận khẳng định “sách là người bạn lớn của con người” và nhắc nhở mọi người có thói quen đọc sách |
-------------------------------------------
Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.