Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 3
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 3: Từ ghép được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận diện được hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
- Hiểu được tính chất phân nghĩa và hợp nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ ghép.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Trong truyện “Mẹ tôi” có các từ: Khôn lớn, trưởng thành. Theo em đó là từ đơn hay từ phức? Nếu là từ phức thì nó thuộc kiểu từ phức nào?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Các từ: Khôn lớn, trưởng thành ta mới vừa tìm hiểu thuộc kiểu từ ghép. Vậy từ ghép có mấy loại? Nghĩa của chúng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1 Đọc VD và chú ý các từ: Bà ngoại, thơm phức . Xét về cấu tạo, các từ thuộc từ loại nào? Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của những tiếng chính trong những từ ấy, giữa tiếng và tiếng phụ có quan hệ ntn? Theo em từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào? Cho Vd minh họa? Chú ý các từ trầm bổng, quần áo. Các tiếng trong 2 từ ghép trên có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không? Vậy 2 tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào? Khi đảo vị trí của các tiếng thì nghĩa của từ có thay đổi không? Vậy từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào? Từ ghép có mấy loại? Thế nào là từ ghép chính phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập? HS: Đọc ghi nhớ ý 1. Hoạt động 2 So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà”? Nghĩa của từ “thơm phức” với nghĩa của tiếng “thơm”? Vậy từ ghép chính phụ có nghĩa như thế nào?
So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần” và “áo”, “trầm bổng” với “trầm” và “bổng”? Từ ghép đẳng lập có nghĩa như thế nào? HS: Đọc ghi nhớ
Hoạt động 3 GV: Gọi 2 hs lên bảng làm BT. Phân loại từ ghép đẳng lập, chính phụ?
Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ?
GV: Treo bảng phụ - hs lên điền từ Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập
Gọi hs trả lời GV: Nhận xét |
I. Các loại từ ghép VD1: - Tiếng chính: bà, thơm - Tiếng phụ: ngoại, phức => Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau, bổ sung nghĩa cho tiếng chính -> Từ ghép chính phụ. VD2: Các tiếng trong 2 từ ghép trên không phân ra tiếng chính và tiếng phụ => Các tiếng có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp -> Từ ghép đẳng lập II. Nghĩa của từ ghép VD - Nghĩa của từ bà ngoại, thơm phức hẹp hơn nghĩa của các từ bà, thơm. => Từ ghép CP có tính chất phân nghĩa. - Nghĩa của các từ quần áo, trầm bổng rộng hơn nghĩa của các từ quần, áo, trầm, bổng. => Từ ghép ĐL có tính chất hợp nghĩa và có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó . Ghi nhớ: SGK (14 ) III. Luyện tập Bài 1: - Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. - Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, nụ cười. Bài 2: Điền thêm để tạo từ ghép CP: - Bút: bút bi, bút mực, bút chì - Thước: thước kẻ, thước gỗ - Mưa: mưa rào, mưa phùn - Làm: làm rẫy, làm ruộng - Ăn: ăn ý, ăn ảnh - Trắng: trắng phau, trắng xóa Bài 3: - Núi rừng (sông, đồi) - Mặt mũi (mày,…) Bài 5: - Không phải vì: Hoa hồng là một loài hoa như: Hoa huệ, hoa cúc… -> Có nhiều loại hoa mầu hồng nhưng không phải là hoa hồng như: Hoa giấy, hoa |