Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 63
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 63: Phó từ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Khái niệm Phó từ
- Ý nghĩa khái quát của Phó từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của Phó từ.
Các loại Phó từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng Tiếng Việt khi nói, viết.
II. Chuẩn bị:
- GV: - Bảng phụ.
- HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học kì I chúng ta đã học những từ loại nào? (Danh từ, động từ, tính từ, chỉ từ, lượng từ, số từ )
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
||||||
HĐ1: Hình thành khái niệm phó từ - GV treo bảng phụ có ghi VD Sgk - HS đọc VD và trả lời câu hỏi ? Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất , ra… bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? - HS: Trả lời ? Những từ được bổ xung ý nghĩa thuộc từ loại nào? - HS: Trả lời ? Từ sự phân tích ví dụ trên em hãy cho biết phó từ là gì? - HS đọc ghi nhớ 1 sgk. - HS làm bài tập nhanh: tìm phó từ a, Ai ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau b, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi không chêu chị Cốc thì Choắt đâu tội gì HĐ2: Phân loại phó từ. - GV treo bảng phụ có ghi VD mục II, - HS đọc và trả lời câu hỏi ? Những phó từ nào đi kèm với các từ: Chóng ,trêu,, trông thấy, loay hoay? - GV: Lưu ý: trong Tiếng Việt, 1 từ có thể được 1 hoặc nhiều từ khác bổ nghĩa cho nó. Ví dụ: Đừng quên nhau = đừng quên + quên nhau, Lớn nhanh = Lớn nhanh + lớn quá - HS thống kê các phó từ tìm được ở mục I, II . - GV treo bảng: các loại phó từ ? Nhìn vào bảng phân loại, hãy cho biết phó từ gồm mấy loại ? Ý nghĩa các loại phó từ? ? Kể thêm phó từ mà em biết? - HS: Trả lời
- HS: Đọc ghi nhớ: SGK HĐ3: Hướng dẫn luyện tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. - GV cho HS làm theo nhóm với trò chơi tiếp sức: Thi tìm hiểu ý nghĩa của các phó từ trong 5 phút, đội nào xong trước đội ấy thắng - Sau đó lớp nhận xét, GV bổ xung và kết luận
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS viết đoạn văn: + Nội dung: Thuật lại việc Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết bi thảm của Dế Choắt. + Độ dài: Từ 3 – 5 câu + Kĩ năng: Có dùng một phó từ, giải thích lý do dùng phó từ ấy |
I. PHÓ TỪ LÀ GÌ? 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét: a. đã > đi, cũng > ra, vẫn chưa > thấy, thật > lỗi lạc. b. soi gương < được, rất > ưa nhìn, to < ra, rất > bướng - Động từ: Đi, ra, thấy, soi… - Tính từ: Lỗi lạc, ưa, to, bướng…
* Ghi nhớ: SGK
II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét: * Các phó từ: lắm, đừng, không, đã, đang.
* Bảng phân loại phó từ
* Ghi nhớ: SGK III. LUYỆN TẬP: Bài 1: a, Phó từ: - Đã: chỉ quan hệ thời gian - Không: Chỉ sự phủ định - Còn: Chỉ sự tiếp diễn tương tự - Đã: phó từ chỉ thời gian - Đều: Chỉ sự tiếp diễn - Đương, sắp: Chỉ thời gian - Lại: Phó từ chỉ sự tiếp diễn - Ra: Chỉ kết quả, hướng. - Cũng, Sắp: Chỉ sự tiếp diễn, thời gian - Đã: chỉ thời gian - Cũng: Tiếp diễn - Sắp: Thời gian b, Trong câu có phó từ: Đã chỉ thời gian. Được: Chỉ kết quả Bài tập 2: |