Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 8: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm ca dao - dân ca.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu phân tích ca dao dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương kính trọng những người thân trong gia đình
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…
III/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(7 phút)
- Em hãy phân tích tình cảm của hai anh em Thành và Thủy ở bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”
- Qua bài văn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của ông bà, anh chị … Mái ấm gia đình là nơi ta tìm về niềm an ủi, đông viên, nghe những lời bảo ban, chân tình. Tình cảm ấy được thể hiện qua các bài ca dao mà hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1: Đọc chú thích SGK trang 35 cho biết thế nào là ca dao, dân ca? Hiện nay người ta phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc,tức là nhựng câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao là lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ thể thơ dân gian-thể thơ ca. GV gọi HS: Đọc 4 bài ca dao và tìm hiểu từ khó SGK trang 35. Hoạt động 2: Nêu đặc điểm chung của 4 bài ca dao vừa đọc? Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này?
GV hướng dẫn HS tìm những bài có nội dung kiến thức tương tự. Cái ngủ mày ngủ cho lâu. Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về. Bắt được mười tám con trê. Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn. Bài ca dao số 4 diễn tả tình cảm gì? Của ai?
Tình cảm thân thương được diễn tả như thế nào?
Ca dao dùng hình ảnh nào diễn tả sự gắn bó?
Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?
Hoạt động 3: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?
Bốn bài ca dao trên cùng hướng về chủ đề gì? Nội dung của 4 bài ca dao đó đề cập đến những tình cảm của ai, đối với ai? |
I. Tìm hiểu chung - dân ca: là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. - Ca dao: lời thơ dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với thơ của dân ca. - Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN. II. Đọc - hiểu văn bản. Bài 1 Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy.
Tác giả dân gian dùng hình thức lời ru, câu hát ru với giọng điệu thầm kính sâu lắng. Dùng lối ví von quen thuộc của ca dao lấy cái to lớn mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công cha nghĩa mẹ. Bài 4 Tình cảm anh em thân thương trong một nhà. Anh em tuy hai mà một,cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà. Ca dao dùng cách so sánh: quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh như thể chân tay vừa gần gũi dể hiểu vừa cảm nhận sự gắn bó. Nói lên sự gắn bó,bài ca dao muốn nhắc nhở: anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng. III. Tổng kết Nghệ thuật. Nghệ thuật được sử dụng trong 4 bài ca dao: - Sử dụng biện pháp sao sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp,… - Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm. - Diễn tả tình cảm qua những mô tiếp. - Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể. Ý nghĩa văn bản: Tình cảm đối với ông bà cha mẹ anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn luôn là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. |