Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 42
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 42: Điệp ngữ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2.1 Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ?
2.2. Hình ảnh người bà như thế nào?
2.3. Trong câu thơ có câu được lặp lại nhiều lần? Tác dụng của lần lặp lại?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của nó. GV cho HS đọc các ví dụ SGK Tìm các từ ngữ lặp lại khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nghe (3 lần) Vì (4 lần) GV dẫn thêm ví dụ: Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công. Thi đua là yêu nước, yêu nước là thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất. (Hồ Chí Minh) Cách lặp lại từ ngữ có tác dụng gì? Bài tiếng gà trưa: nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa, nguyen nhân chiến đấu của người chiến sĩ. Các ví dụ: nhấn mạnh, làm nổi bật ý. Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có tác dụng như thế nào?
Tìm các dạng của điệp ngữ. GV cho HS đọc các ví dụ SGK trang 152. Hướng dẫn HS rút ra nhận xét ở khổ thơ đầu của bài “Tiếng gà trưa”: điệp ngữ ngắt quãng. Ví dụ a là điệp ngữ nối tiếp Ví dụ b là điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngjữ vòng). Điệp ngữ có mấy dạng?
Tìm điệp ngữ và cho biết tác dụng?
Tìm điệp ngữ và cho biết nó thuộc dạng nào?
Tác dụng biểu cảm của từ ngữ bài tập 3? |
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
Khi nói hoặc viết, người tacó thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. Ví dụ: Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công.
II. Các dạng điệp ngữ
Điệp ngữ có nhiều dạng: _ Điệp ngữ cách quãng Ví dụ: Nhớ sơn lâm bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi. Với khi thét khúc trường ca dữ dội. Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng. _ Điệp ngữ nối tiếp Ví dụ: Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công. _ Điệp ngữ chuyển tiếp Ví dụ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai dầu hơn ai. III. Luyện tập 1/ Điệp ngữ và tác dụng. a. Một dân tộc đã gan góc Dân tộc đó. Tác dụng: nhấn mạnh chủ quyền tự do độc lập của dân tộc ta. b. Trông thấy Tác dụng: nỗi lo ước mơ của người nông dân cấy, hoạt động lao động của người nông dân. 2/ Điệp ngữ Xa nhau (cách quãng) Một giấc mơ (nối tiếp) 3/ a. Không có tác dụng biểu cảm b. Lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết |