Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 41

Admin
Admin 19 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 41: Tiếng gà trưa được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
  • Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên bình dị

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2.1 Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học như thế nào?

2.2 Bài văn gồm mấy phần?

3. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Dựa vào * SGK giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác.

GV gọi HS đọc bài thơ

Cảm hứng trong bài thơ của tác giả khơi gợi từ sự việc gì?

Trên đường hành quân à nghe tiếng gà nhảy ổà tiếng gà trưaà kỉ niệm.

Mạch cảm xúc đó được diễn biến như thế nào?

Nhớ hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh nguời bà với tình yêu, sự chắt chiu chăm lo cho cháu, ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ; tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu.

Nhận xét về mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Tự nhiên, hợp lí

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ?

Qua đó bài thơ đã biểu hiện tình cảm gì của tác giả?

Hình ảnh người bà như thế nào?

Em hãy nhận xét tình cảm bà cháu?

Trong câu thơ có câu được lặp lại nhiều lần? Tác dụng của lần lặp lại?

I. Giới thiệu.

_ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.

_ Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, in lần đầu trong tập thơ “Hoa dọc chiên hào” (1968)

_ Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng vẫn xúc động bởi sự chân thành.

II. Đọc hiểu

1. Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ

_ Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh.

_ Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: xem trộm gà đẻ bị bà mắng.

_ Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm, lo cho cháu.

_ Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được quần áo mới từ tiền bán gà, mong ước ấy đi cả vào giấc ngủ

ð Qua những kỉ niệm được gợi lại, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm trân trọng, yêu quí đối với bà.

2. Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu

_ Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo.

_ Dành trọn vẹn tình yêu thương, chăm lo cho cháu.

_ Bảo ban nhắc nhở cháu.

ð Tình bà cháu sâu nặng, thiết tha.

3. Nghệ thuật.

_ Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình.

_ Khổ 4 được kéo dài ra nhằm thể hịên sự sâu sắc thắm thiết của bà cháu.

III. Kết luận

Tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Bài thơ theo thể thơ 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm