Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 43
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 43: Số từ và lượng từ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khái niệm số và lượng từ.
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ.
- Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
- Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
3. Thái độ: Yêu Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- GV:- Bảng phụ.
- HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Cho cụm danh từ và yêu cầu HS điền vào mô hình cụm DT.
- Tất cả những HS giỏi khối 6
- Những con gà mái hoa mơ.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
||||||||||||||||||
HĐ1: Tìm hiểu số từ - GV: Treo bảng phụ ghi VD. - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - HS: Trả lời. ? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? - HS: Thuộc từ loại danh từ ? Em nhận xét về vị trí của các từ in đậm so với DT. ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho DT? - HS: Trả lời ? Em hiểu thế nào là số từ?
- GV: Lưu ý có trường hợp + Đi hàng ba ->số lượng đứng sau danh từ + Một mâm bánh -> Số lượng đứng trước DT ? Em hiểu từ đôi nghĩa là gì? So sánh một đôi với một trăm, một nghìn? - HS: Từ đôi không phải là số từ. - GV: Lưu ý HS phân biệt số từ với DT chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa về số lượng (tá, cặp, chục...) ? Tìm các từ là DT chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng? GV chốt: số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự. Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ. Số từ chỉ thứ tự đứng sau danh từ - HS đọc ghi nhớ HĐ2: Tìm hiểu lượng từ - HS đọc ví dụ ? Các từ in đậm trong đoạn trích có gì giống và khác số từ về ý nghĩa và vị trí? - HS: Trả lời
? Những từ in đậm được gọi là lượng từ vậy hiểu ntn là lượng từ? - HS: Trả lời ? Điền các từ trong cụm DT vào mô hình?
? Nghĩa của từ “cả” khác nghĩa của các từ (các, những, mấy) ntn? - HS: Trả lời ? Tìm các từ chỉ ý nghĩa tổng lượng? GV chốt: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Có 2 loại: + Lượng từ chỉ tổng lượng và toàn thể: Tất cả, toàn thể, tất thảy... + Lượng từ chỉ ý nghĩa và tập hợp hay phân phối: những, mọi, mỗi, từng, nơi, vài... - HS đọc phần ghi nhớ (SGK) HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập - GV: Chép bài tập ra bảng phụ -> Yêu cầu HS xác định số từ, lượng từ. ? Tìm một số từ và xác định ý nghĩa. ? Từ in đậm: Trăm, ngàn, muôn dùng với ý nghĩa gì? GV lưu ý HS: Trong văn cảnh này trăm, ngàn là lượng từ còn bình thường là số từ. ? Phân biệt nghĩa của từ từng, mỗi. - HS: Trả lời.
|
I. SỐ TỪ (10’) 1. VD (SGK) 2. Nhận xét a: từ in đậm đứng trước DT. b: từ in đậm đứng sau DT - Bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng số thứ tự cho DT. - Là từ chỉ số lượng và số thứ tự - Khi biểu thị số lượng của sự vật, số từ đứng trước danh từ. Ví dụ: Hai chàng, một trăm ván cơm nếp, ba học sinh, năm cái bàn - Khi biểu thị số thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ. Ví dụ: Bác Hai, Hùng Vương thứ sáu * Lưu ý: cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị Ví dụ: các từ: đôi, tá, chục, cặp… là danh từ chỉ đơn vị
* Ghi nhớ (SGK) II. LƯỢNG TỪ (10’) 1. VD (SGK) 2. Nhận xét - Các từ in đậm: + Giống số từ có ý nghĩa về lượng, đứng trước danh từ. + Khác số từ: ý nghĩa số lượng không cụ thể chỉ là nhiều hoặc ít. - Là từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật đứng trước danh từ.
- Cả - từ mang ý nghĩa tổng lượng. những, các, mấy... mang ý nghĩa tập hợp phân phối.
* Ghi nhớ (SGK) III. LUYỆN TẬP (15) Bài 1 - Số từ: Một, hai, ba (số lượng) bốn, năm (số thứ tự) năm (số lượng) Bài 2 Trăm, ngàn, muôn trong bài này là những lượng từ chỉ số nhiều, rất nhiều không cụ thể. Bài 3 - Từng: mang ý nghĩa trình tự hết cá thể này đến cá thể khác. - Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh tách riêng không mang ý nghĩa lần lượt. |