Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 36
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 36: Cụm danh từ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- - Nghĩa của cụm danh từ.
- - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kĩ năng: Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
3. Thái độ: Yêu Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- GV: - Bảng phụ.
- HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Danh từ là gì? Danh từ được chia làm mấy loại?
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụm danh từ: - GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK - HS đọc ví dụ ? Các từ ngữ được in đậm này bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? - HS xác định – nhận xét – GV chốt: (DT TT: ngày, túp lều, vợ chồng) ? Các tổ hợp từ trên được gọi là gì? - HS: Cụm danh từ ? Cụm danh từ là gì? - HS: Trả lời - GV: So sánh các cách nói sau: + túp lều / một túp lều + một túp lều / một túp lều nát + một túp lều nát/một túp lều nát trên bờ biển. ? Em có nhận xét gì về nghĩa của một cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ? - HS: Nghĩa của một cụm danh từ cụ thể hơn nghĩa của một danh từ ? Cụm danh từ đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu? ? Tìm một danh từ phát triển thành một cụm danh từ và đặt câu với cụm danh từ ấy? + Mẫu: DT: sông à dòng, Cửu Long Câu: Dòng sông Cửu Long đổ ra biển bằng chín cửa. ? Em có nhận xét gì về cụm danh từ? - HS đọc ghi nhớ SGK HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm cấu tạo của cụm danh từ: ? Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? - HS: Cụm danh từ đầy đủ: phần trước, phần trung tâm và phần sau - GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần II SGK - HS đọc ví dụ ? Tìm các cụm danh từ trong câu văn trên? - HS: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, năm sau, cả làng, chín con ? Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên và Sắp xếp chúng thành loại? - HS kẻ - điền vào mô hình sgk – nêu ý kiến – nhận xét - GV chốt trên bảng phụ ? Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? -HS: + Phần trước: ba, chín, cả. + Phần trung tâm: làng, thúng gạo, con trâu, con năm, làng. + Phần sau: ấy, nếp, đực, sau. GV giảng: Phần trung tâm của cụm danh từ không phải là 1 từ là 1 bộ phận ghép gồm 2 từ – tạo thành T T1 và TT2 - T1: chỉ chủng loại khái quát; T2: chỉ đối tượng cụ thể HĐ3: HD HS luyện tập: - HS đọc yêu cầu bài tập 1 - GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trong 3' - GV giao nhiệm vụ: + Nhóm 1, 4: Tìm cụm danh từ trong ý a + Nhóm 2: Tìm cụm danh từ trong ý b + Nhóm 3:Tìm cụm danh từ trong ý c - Chép, điền cụm DT vào mô hình - HS: Đại diện các nhóm trình bày -> Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 -> suy nghĩ làm bài - GV gọi HS lên bảng làm bài tập - HS khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận? |
I. CỤM DANH TỪ LÀ GÌ? (12’) 1. VD (SGK) 2. Nhận xét Ngày < xưa DTTT hai > vợ chồng < ông lão đánh cá DTTT một > túp lều < nát trên bờ biển DTTT - Cụm DT là 1 tổ hợp do danh từ và 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Nghĩa của một cụm danh từ cụ thể hơn nghĩa của một danh từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của cụm danh từ: Cụm danh từ hoạt động như một danh từ nhưng đầy đủ hơn, cụ thể hơn, làm chủ ngữ trong câu.
* Ghi nhớ: sgk. II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ. * Ví dụ: sgk
III. LUYỆN TẬP. Bài tập 1: a. một người chồng thật xứng đáng b. một lưỡi búa của cha để lại c. một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Bài 2
Bài tập 3: Điền vào chỗ trống: …thanh sắt ấy … …vừa rồi,…cũ … |