Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 122

Admin
Admin 31 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 122: Ôn tập tổng hợp được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Ôn tập tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
  • HS có khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ Văn.
  • Có năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức cả 3 phân môn.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài tập.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Kiến thức về các phân môn Ngữ Văn.
  • HS: Đọc và nghiên cứu trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ1:Hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung cơ bản phần văn bản

? Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã được học những thể loại văn học nào?

- HS: Văn học dân gian, truyện trung đại, truyện và kí hiện đại, văn bản nhật dụng

? Hãy nêu đặc điểm từng thể loại?

- HS: + Truyện dân gian: Nêu triết lí ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, cái ác bị trừng trị.

+ Truyện trung đại: Tình người được nêu cao. Sống phải có lòng nhân nghĩa, có đạo đức.

+ Truyện, kí hiện đại; Tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam

- GV lưu ý học sinh cần nắm được nội dung, ý nghĩa các văn bản đã học.

- GV kiểm tra sắc xuất một số nội dung văn bản:

? Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" có nội dung gì? ý nghĩa của văn bản?

- HS: Kể về chú Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng đã gây nên các chết thương tâm của Dế Choắt. Mèn ân hận và rút ra bài học -> Truyện khuyên nhủ con người không nên kiêu căng, tự phụ, sống biết chia sẻ, cảm thông với người khác.

? Qua văn bản Cô Tô, em hiểu gì về thiên nhiên và con người trên vùng đất này?

- HS: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng, tươi đẹp. Thiên nhiên trong trẻo, sáng sủa, con người hăng say lao động trong sự yên bình, hạnh phúc.

HĐ2: HD HS ôn tập phần Tiếng Việt

I. PHẦN VĂN BẢN:

* Đặc điểm thể loại:

- Văn học dân gian.

- Truyện trung đại.

- Truyện, kí và thơ hiện đại.

* Nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học:

II. PHẦN TIẾNG VIỆT

* Thống kê các kiểu từ, câu, các biện pháp tu từ.

- GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống các kiến thức về từ, câu và các biện pháp tu từ đã học, lấy ví dụ minh hoạ, đặt câu cho mỗi biện pháp tu từ và nêu tác dụng.

Từ

Câu

Các biện pháp tu từ

- Từ mượn

- Nghĩa cuả từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Danh từ- cụm danh từ

- Tính từ - cụm tính từ

- Động từ - cụm động từ

- Số từ

- Lượng từ

- Phó từ

- Chỉ từ

- Các thành phần chính của câu

- Câu trần thuật đơn

- Câu trần thuật đơn có từ là

- Câu trần thuật đơn không có từ là

- Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

- So sánh

- Nhân hoá

- ẩn dụ

- Hoán dụ

HĐ3: HD HS ôn tập phần Tập làm văn.

? Bài văn tự sự có bố cục như thế nào?

? Nêu dàn bài của bài văn tự sự?

? Khi kể chuyện, người ta có thể vận dụng ngôi kể như thế nào?

? Thế nào là văn miêu tả?

? Em đã học các thể văn miêu tả nào?

(Văn miêu tả cảnh, miêu tả người, miêu tả sáng tạo)

? Nêu dàn bài của bài văn miêu tả cảnh?

? Nêu dàn bài văn miêu tả người?

? Khi nào cần viết đơn?

? Những mục nào không thể thiếu trong đơn?

HĐ4: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- HS lập dàn bài theo yêu cầu

- GV kiểm tra, nhận xét, kết luận.

- HS lập dàn bài

- GV gọi một số học sinh trình bày

-> Lớp nhận xét

- GV nhận xét, kết luận.

(MB: Tình huống quen bạn.

TB: - Giới thiệu vài nét về ngoại hình, tính cách của bạn

- Kể chi tiết tình huống gặp và quen bạn

- Những ngày sau khi quen nhau; tình bạn càng gắn bó

KB: Mong ước tình bạn ngày càng tốt đẹp.

- HS viết đơn

- GV gọi một số HS trình bày trước lớp

- HS nhận xét

- GV nhận xét, kết luận.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

a. Văn tự sự:

* Bố cục: 3 phần

Dàn bài của bài văn tự sự.

+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

+ TB: Kể diễn biến sự việc.

+ KB: Kể kết cục sự việc.

b. Văn miêu tả:

* Dàn bài của bài văn miêu tả cảnh:

+ MB: Giới thiệu cảnh được tả.

+ TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.

+ KB: Nhận xét, đánh giá, suy nghĩ về cảnh vật đó.

* Dàn bài văn miêu tả người

+ MB: Giới thiệu người được tả.

+ TB: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…)

+ KB: Nhận xét, nêu cảm nghĩ về người mình tả.

c. Đơn từ.

IV. LUYỆN TẬP:

1. Bài tập 1:

Hãy lập dàn bài cho đề sau: Tả một loài hoa mà em yêu thích

2. Bài tập 2:

Hãy lập dàn bài cho đề bài sau: Kể về một người bạn em mới quen.

3. Bài tập 3: Chẳng may em bị ốm, hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!