Giáo án bài Động Phong Nha
Giáo án Động Phong Nha
Giáo án bài Động Phong Nha được soạn thảo khoa học, phù hợp với yêu cầu của bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của Động Phong Nha, để mọi người Việt Nam càng thêm yêu quý, tự hào chăm lo bảo vệ, phát triển ngành du lịch. Chúc quý thầy cô có được một buổi dạy thật hiệu quả và thành công.
Động Phong Nha
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển của động Phong Nha.
1.2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
1.3. Thái độ:
- Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục HS lòng yêu quí tự hào và ý thức chăm lo, bảo vệ, khai thác các cảnh quan, danh lam thắng cảnh để làm giàu cho đất nước.
2. TRỌNG TÂM:
- Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển của động Phong Nha.
- Đọc-hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ, hình ảnh về Động Phong Nha.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu tiết 136.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và điểm danh:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và điểm danh.
4.2. Kiểm tra miệng:
1. Ý nghĩa của đất với người da đỏ như thế nào?
- Đất là thiêng liêng kí ức.
- Đất là mẹ gia đình.
Nhân hóa, so sánh, lặp từ ngữ:sự gắn bó máu thịt giữa người và đất.
2. Cách đối xử đất giữa người da đỏ và người da trắng có gì khác biệt?
A – Người da đỏ tôn trọng giữ gìn.
B – Người da trắng tàn phá.
C – Cả hai câu đều sai.
D – Câu A, B đúng.
3. Văn bản Động Phong Nha thuộc thể loại gì? Đề cập đến vấn đề gì? (8)
+ Thể loại: Văn bản nhật dụng.
+ Đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
Kiểm tra vở soạn: (2đ)
4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
*Hoạt đông1: Vào bài. "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Vượt Nghệ An, qua Hà Tĩnh, bàn chân người du lịch đặt lên đất Quảng Bình, Tỉnh Quảng Bình không chỉ có dòng sông Nhật Lệ, bến đò mẹ Suốt anh hùng, sông Gianh mênh mông, Bảo Minh chang chang cồn cát nắng trưa, mà còn nổi tiếng với đệ nhất kì quan – động Phong Nha lộng lẫy, kì ảo. Ta hãy cùng nhau đến thăm danh lam thắng cảnh đặc biệt kì thú này qua bài viết giới thiệu của Trần Hoàng, một văn bản nhật dụng khá hay, trích từ cuốn: sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ. (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998). Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu qua văn bản này, các em sẽ hình dung được vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha – một di sản văn hóa thế giới. *Hoạt đông 2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích. GV hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc rõ ràng, phấn khởi như lời mời gọi hiếu khách. ?Tại sao bài Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng? Cách học một văn bản nhật dụng như Động Phong Nha phải như thế nào? |
I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: |