Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn vào đại học Luật Hà Nội do TimDapAnbiên soạn dựa trên cấu đề thi mới nhất sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn vào đại học Luật Hà Nội do Đội ngũ giáo viên Tìm Đáp Án biên soạn bao gồm các phần kiến thức trọng tâm sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản gồm đoạn văn được tổng hợp với 4 câu hỏi theo mức độ khác nhau giúp các em nhận
  • Phần Nghị luận xã hội là dàn ý bài văn nghị luận 200 chữ về tư tưởng đạo lí giúp các em có hướng làm dạng đề này một cách đầy đủ và chính xác nhất.
  • Phần Nghị luận văn học về bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng là một văn bản có khả năng cao xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia.

Ngoài ra, để thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt hơn mời thầy cô và các em tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng do TimDapAnbiên soạn.

Bản quyền đề thi thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Đề thi thử đại học môn Văn trường Đại học Luật Hà Nội

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (0,5đ): Đọc đoạn nhật kí trên, chi tiết nào khiến anh/chị xúc động nhất? Vì sao?

Câu 3 (0,75đ): Qua đoạn trích, nỗi nhớ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm được hiện lên như thế nào?

Câu 4 (1,25đ): Anh/chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại.”

Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

2. Giải đề thi thử đại học môn Văn trường Đại học Luật Hà Nội

2.1. Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.

Câu 2 (0,5đ): Học sinh tự lấy dẫn chứng là chi tiết yêu thích và giải thích.

Câu 3 (0,75đ):

Qua đoạn trích, nỗi nhớ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm được hiện lên: là nhớ về lời mẹ nói, nhớ gia đình, nhớ về khoảnh khắc bước chân lên ô tô ra chiến trường và nhớ cả thủ đô Hà Nội thân thương.

Câu 4 (1,25đ):

Họ đã hi sinh tuổi xuân, đời trẻ, tương lai để tham gia kháng chiến vì lí tưởng độc lập và thống nhất dân tộc mà không cần đền đáp công ơn hay được ca ngợi.

→ Thế hệ sau này cần phải nể phục và biết ơn với các anh hùng vô danh đã quên mình hi sinh để có đất nước, cuộc đời hôm nay.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

2.2 Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại.”

1. Mở bài:

Mọi khó khăn, gian nan, thử thách rồi sẽ trôi qua nhưng chỉ có tình cảm là sẽ ở lại bên ta mãi mãi giống câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại.”

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình người: sự thương cảm, cảm thông, yêu mến giữa con người với con người. Từ lòng trắc ẩn đó tạo ra những hành động, chia sẻ, giúp đỡ nhau, tạo chỗ dựa tinh thần cho nhau để vượt qua khó khăn.

b. Phân tích

  • Được sống trong tình người sẽ giúp chúng ta hình thành những tính cách tốt đẹp.
  • Xã hội có tình người là xã hội phát triển.
  • Tình người là động lực quan trọng giúp con người vượt qua thử thách của cuộc sống.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương sống có tình người nổi bật trong xã hội.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỉ, không biết chia sẻ, chưa học được cách yêu thương hoặc chỉ biết nhận lại mà không muốn cho đi. Những người này đáng bị xã hội phê phán.

3. Kết bài

Cuộc sống có tình người là cuộc sống hoàn mĩ nhất. Mỗi chúng ta hãy học cách yêu thương để làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 2 (5đ):

2.3. Dàn ý bài phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

Người lính là đề tài quen thuộc khơi nguồn cảm hứng cho bao nhà văn, nhà thơ. Một trong những tác giả thành công nhất với đề tài này chính là nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Người lính hiện về hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!/Nhớ về rừng núi…) nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...)

b. Vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn, lạc quan, yêu đời

  • Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét bệnh tật, tiều tụy về hình hài, song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc).
  • Những người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến vô cùng hài hước, dí dỏm. Dù hoàn cảnh sống có khó khăn, thiếu thốn đến đâu nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, coi những khó khăn, thử thách đó là thú vui của cuộc sống (súng ngửi trời, cọp trêu người, thác gầm thét…)
  • Họ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, hoa đong đưa).

c. Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn

  • Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) luôn nhớ về người yêu với nỗi nhớ nhung da diết và luôn thường trực.
  • Đứng trước vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy sức sống của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ) cũng làm cho người lính Tây Tiến phấn chấn hơn.

→ Họ đều là những người trẻ, là tầng lớp tri thức (học sinh, sinh viên) ở Hà Nội nên trong trái tim luôn tràn đầy sức sống, khao khát yêu thương.

d. Vẻ đẹp hào hùng, bi tráng

  • Họ là những người dũng cảm, biết rằng ra đi kháng chiến là lúc cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy có lúc họ cũng nản chí, đau xót vì sự ra đi của đồng đội (Gục lên súng mũ bỏ quên đời) nhưng chính tình yêu quê hương, đất nước đã giúp họ vượt qua tất cả để tiếp tục chiến đấu.
  • Với nhiều từ ngữ mang sắc thái cổ điển, trang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành), tác giả tạo được không khí thiêng liêng, làm cho cái chết bi tráng của người lính vang động cả thiên nhiên.

→ Tình cảm và sư hi sinh mà họ dành cho đất nước thật đáng trân trọng.

3. Kết bài

Quang Dũng để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về hình tượng những người lính trẻ của binh đoàn Tây Tiến đồng thời khiến ta thêm yêu mến về một thế hệ anh dũng đi trước.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn đại học Luật Hà Nội. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!