Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền do TimDapAnbiên soạn dựa trên cấu đề thi mới nhất sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.
Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền do Đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn bao gồm các phần kiến thức trọng tâm sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản gồm đoạn văn được tổng hợp với 4 câu hỏi theo mức độ khác nhau giúp các em nhận
- Phần Nghị luận xã hội là dàn ý bài văn nghị luận 200 chữ về tư tưởng đạo lí giúp các em có hướng làm dạng đề này một cách đầy đủ và chính xác nhất.
- Phần Nghị luận văn học về tùy bút Người lái đò sông Đà là một văn bản có khả năng cao xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia.
Ngoài ra, để thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt hơn mời thầy cô và các em tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn trường ĐH Ngoại thương cũng do TimDapAnbiên soạn.
Bản quyền đề thi thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.
1. Đề thi thử đại học môn Văn trường Học viện Báo chí và tuyên truyền
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0,5đ): Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.
Câu 3 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sống có ích.
Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng hung bạo của con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
2. Giải đề thi thử đại học môn Văn trường Học viện Báo chí và tuyên truyền
2.1. Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Thể thơ: tự do.
Câu 2 (0,5đ):
Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: nói về tình thương mến thương giữa những người đồng đội trong thời chiến.
Câu 3 (1đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: chêm xen: (có ai ngờ!), (thương thương quá đi thôi!) nhằm bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
Câu 4 (1đ):
Đoạn thơ cho ta thấy tinh thần chiến đấu và tình yêu thương sâu sắc mà người chiến sĩ dành cho tổ quốc. Không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, khi đất nước có chiến tranh, tất cả đều anh dũng đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập.
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ):
2.2. Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về sống có ích
1. Mở bài
Cách để sự tồn tại của mỗi con người trở nên tốt đẹp chính là sống có ích.
2. Thân bài
a. Giải thích
Sống có ích là sống ý nghĩa, cao thượng, biết làm nhiều việc tốt, biết hi sinh và cống hiến.
b. Phân tích
- Sống có ích sẽ làm cho tâm hồn và cuộc sống bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
- Khi chung ta trở thành con người sống có ích ta sẽ được nhiều người thừa nhận.
- Mỗi con người sống có ích sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu về sống có ích.
Lưu ý: Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.
d. Phản biện
Trong xã hội, bên cạnh những người sống có ích vẫn còn những con người lười nhác, chưa có nhận thức đúng đắn dẫn đến sai lầm. Những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Hãy trở thành một con người có lẽ sống đẹp và sống có ích cho xã hội.
Câu 2 (5đ):
2.3. Dàn ý phân tích hình tượng hung bạo của con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà
1. Mở bài
Nguyễn Tuân đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó có tùy bút Người lái đò sông Đà. Qua tùy bút, vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà hiện ra đầy ấn tượng.
2. Thân bài
Vách đá "đá bờ sông dựng vách thành" và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách: "Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời/ Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách/ Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện."
→ So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Nguyễn Tuân lđx chọn lọc những chi tiết vô cùng ấn tượng có thể làm kinh động lòng người.
"Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm " → câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.
Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: "nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc", "chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác" → So sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.
Âm thanh thác nước sông Đà: "Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.” → Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử.
"Cả một chân trời đá mặt hòn nào trông cũng "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó" → Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận.
- Trùng vi thạch trận thứ nhất: Bọn đá đứa thì "hất hàm" đứa thì "thách thức", "mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo", sóng nước "đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền."
- Trùng vi thạch trận thứ hai: Sông nước bày binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn.
- Trùng vi thạch trận thứ ba: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa.
→ Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì "kẻ thù số một của con người". Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút Việt Nam.
3. Kết bài
Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với ngôn từ độc đáo, tài hoa, Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một bức tranh hùng vĩ, dữ dội và hung bạo của con sông Đà để lại nhiều ấn tượng mạnh, sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn
- 20 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
- Cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí
- Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.