Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 12

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 12 trường THPT Thừa Lưu, Thừa Thiên Huế năm học 2014 - 2015 là tài liệu tham khảo Vndoc.com sưu tầm nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ I sắp tới và kỳ thi Đại học 2017. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT THỪA LƯU

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 60 phút

Câu 1: (2,0 điểm)

Trong tác phẩm Truyện Kiều của nguyễn du đã cho ta thấy rõ số phận bất hạnh của người phụ nữ trong chế độ ngày xưa. Nàng kiều – nhân vật chính trong tác phẩm có một cuộc đời bi tráng.

1.1. Vận dụng kiến thức Tiếng Việt, hãy nêu rõ trong đoạn văn trên người viết đã không tuân thủ những quy tắc và chuẩn mực chung nào của Tiếng Việt?

1.2. Sửa lại các lỗi trong đoạn văn theo cách của anh/chị?

Câu 2: (3,0 điểm)

Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi nhưng đời người lại là do mỗi ngày làm nên. (Theo sách "Nguyên lí của thành công", NXB Văn hóa thông tin, 2009).

Viết đoạn văn ngắn (không quá 150 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng)

———————Hết——————

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 12

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT THỪA LƯU

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 60 phút

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Nhận biết các lỗi trong đoạn văn: (0,75 điểm)

  • Vi phạm qui tắc về ngữ pháp: Câu (1) chưa có chủ ngữ.
  • Vi phạm qui tắc chính tả: Danh từ riêng chỉ tên người không viết hoa – nguyễn du, nàng kiều.
  • Vi phạm qui tắc dùng từ: dùng từ không đúng nghĩa "bi tráng"

2. Sửa lỗi

  • Lỗi ngữ pháp: Học sinh có thể chọn các cách sửa khác nhau nhưng chỉ tính điểm một đáp án. (0,5 điểm)
    • Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã cho ta thấy số phận bất hạnh của người phụ nữ trong chế độ cũ.
    • Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã cho ta thấy số phận bất hạnh của người phụ nữ trong chế độ cũ.
    • Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã cho ta thấy số phận bất hạnh của người phụ nữ trong chế độ cũ.
  • Lỗi chính tả: Nguyễn Du, nàng Kiều. (0,25 điểm)
  • Lỗi dùng từ: "Bi tráng" -> bi kịch; bi thảm (0,5 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

1. Giải thích ý kiến (1,0 điểm)

Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở đề tạo nên cuộc sống của một đời người. Ý nghĩa của câu nói là: Trong cuộc đời con người, mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá, đừng để lãng phí thời gian.

2. Suy nghĩ về câu nói

  • Thời gian là yếu tố quan trọng tạo nên cuộc sống của mỗi người. (0,5 điểm)
  • Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích như: học tập, lao động, có những phát minh mới... (0,5 điểm)
  • Phê phán hiện tượng lười biếng, lãng phí thời gian vô ích. (0,5 điểm)

3. Bài học nhận thức:

  • Cuộc đời là hữu hạn cần phải biết quý trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi lãng phí. (0,25 điểm)
  • Biết trân trọng giá trị cuộc sống trong mỗi ngày. (0,25 điểm)

Câu 3: (5,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Hiểu đề và có kĩ năng phân tích đề.
  • Biết làm bài văn nghị luận văn học, phân tích một đoạn thơ.
  • Luận điểm cụ thể, khoa học, bố cục chặt chẽ.
  • Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc.

2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày bài làm song cần đảm bảo các ý sau:

  • Về nội dung: (1,0 điểm)
    • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ
    • Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:
      • Vẻ đẹp hào hùng, bi tráng:
        • Sống khí phách: Hiện thực chiến tranh khắc nghiệt với muôn vàn gian khổ, khó khắn, người lính vẫn hiện lên thật oai hùng. (1,0 điểm)
        • Chết vinh quang: Sẵn sàng chấp nhận hi sinh, dám xã thân vì nghĩa lớn và thanh thản trở về với đất Mẹ. (0,5 điểm)
      • Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn: Đời sống tâm hồn phong phú với những khát vọng mãnh liệt của tuổi trê, ôm ấp giấc mơ đẹp về tình yêu. (1,25 điểm)
  • Nghệ thuật:
    • Bút pháp lãng mạn kết hợp bút pháp hiện thực; hình ảnh thơ gây ấn tượng mạnh. (0,75 điểm)
    • Sử dụng từ Hán Việt, giọng thơ gân guốc, giàu nhạc tính. Ngôn ngữ gợi hình. (0,5 điểm)
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!