Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 12
Nhằm giúp các em học sinh lớp 11 lên lớp 12 ôn tập và củng cố kiến thức, cũng như giúp các thầy cô có thêm đề thi tham khảo nhằm ra đề đánh giá chất lượng học sinh đầu năm, Vndoc.com gửi đến các bạn Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nho Quan B, Ninh Bình năm học 2014 - 2015. Đề thi môn Văn có đáp án, hi vọng giúp các bạn chuẩn bị tốt cho năm học mới. Mời các bạn cùng tham khảo.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT NHO QUAN B |
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 Năm học: 2014 - 2015 Thời gian: 90 phút (Đề thi gồm 02 câu 01 trang) |
Phần I: Đọc hiểu (2,0 điểm)
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
(Tương Tư – Nguyễn Bính)
a. Hai thôn mà tác giả nhắc đến trong đoạn thơ trên là thôn nào? Tâm trạng của nhân vật trữ tình?
b. Biểu hiện của màu sắc dân tộc trong đoạn thơ?
Phần II: Viết (8,0 điểm)
Trong giây phút kinh hoàng khi tai nạn ập đến, một học sinh nam trên chuyến phà Sewol (Hàn Quốc) đã gửi tới mẹ mình tin nhắn: "Mẹ, con sợ rằng sẽ không kịp nói với mẹ nên gửi tin nhắn. Con yêu mẹ."
Đọc mẩu tin đó, Tuấn Jeon, biên tập viên chương trình tiếng việt của đài KBS, gợi mở trên Facebook của mình: "Thông qua sự việc này, một lần nữa chúng ta cảm nhận được nhiều điều. Nhất là có thể cảm nhận được gia đình quý giá đến dường nào. Nếu như ngày mai là ngày cuối cùng trong cuộc đời mình, bạn sẽ muốn nói những gì, với ai? Bạn nghĩ bạn muốn làm những gì?"
Qua mẩu tin trên cùng với phần gợi mở của Tuấn Jeon, Anh/chị hãy trả lời câu hỏi đó qua một bài văn ngắn
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 12
Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)
a - Hai thôn mà tác giả nhắc đến đó là: Thôn Đoài và Thôn Đông
- Tâm trạng tương tư: nhớ nhung, hờn giận, trách cứ
b - Thể thơ dân tộc: lục bát
- Lối nói vòng vo, ý nhị, không gian của làng quê để bộc lộ tình cảm chân thành trong sáng mà không kém phần mãnh liệt.
Phần 2: Viết
Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể
1. Nêu được vấn đề cần nghị luận: giá trị của gia đình, tình yêu gia đình
2. Cảm xúc khi đọc mẩu tin về dòng tin nhắn cuối cùng của cậu bé đến mẹ: Xúc động, trân trọng những tình cảm đáng quý.
3. Bàn luận:
- Bàn về vai trò quan trọng của gia đình: là tổ ấm, là chiếc nôi nâng đỡ con người, là chỗ dựa... Mở rộng gia đình lớn (trường học, xóm làng)
- Phê phán một số người không biết trân trọng tình cảm gia đình
4. Bài học:
- Học sinh có quyền bày tỏ suy nghĩ của bản thân về: câu nói cuối cùng, người cuối cùng muốn gặp (người thân, bạn bè...), điều muốn nói (cảm ơn, xin lỗi, nguyện vọng...), điều muốn làm (làm việc tốt, làm điều vui cho người thân, bạn bè, đi đến một nơi nào đó, làm công việc mình say mê...) miễn là phù hợp giá trị nhân văn.
5. Khái quát lại vấn đề nghị luận.