Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12

Đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12 nâng cao (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) là tài liệu cực kỳ hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức sẵn sàng cho kỳ thi học kỳ I sắp tới. Đề thi có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn luyện tập hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12 cơ bản (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

100 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

(Đề thi số 01)

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Địa lý - Lớp 12 Nâng cao
Dành cho học sinh lớp chuyên Sử

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Buổi thi: Chiều ngày 22/12/2012

Câu 1 (2,5 điểm)

Hãy nêu phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925? Khuynh hướng chính trị nào đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn này? Giải thích vì sao?

Câu 2 (4,0 điểm)

Vì sao đến năm 1941 Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh. Vai trò của Mặt trận Việt Minh?

Câu 3 (3.5 điểm)

Tại sao nói Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12

Câu 1:

  • Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
    • Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa...
    • Thành lập Đảng lập hiến 1923...
    • Dễ thỏa hiệp, bị phong trào của quần chúng vượt qua
  • Phong trào của giai cấp tiểu tư sản:
    • Thành lập Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt....
    • 1924: Tiếng bom Sa Diện
    • 1925: Đòi thả Phan Bội Châu
    • 1926: Đám tang Phan Châu Trinh
    • Phong trào công nhân: tự phát....
  • Khuynh hướng dân chủ tư sản chiếm vai trò chủ đạo vì khuynh hướng phong kiến đã thất bại, khuynh hướng vô sản chưa rõ...(0,75đ)

Câu 2:

1. Vì sao đến năm 1941 Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh

  • Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng..., ảnh hưởng đến tình hình Đông Dương. Ngay khi chiến tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương đàn áp phong trào dân chủ..., thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy". Từ khi Nhật vào Đông Dương (9-1940), nhân dân ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng"... làm cho "quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị cướp giật. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng". Mâu thuẫn giữa cả dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp và tay sai phát triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ GPDT được đặt ra vô cùng cấp thiết. (0,5 điểm)
  • Nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc ở Đông Dương thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là GPDT, từ Hội nghị 6 (11-1939), BCHTƯ Đảng đã chủ trương thành lập MTDTTNPĐ Đông Dương, thay cho MTDC Đông Dương của giai đoạn trước. Ở Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, cùng đoàn kết chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD, nhưng ở mỗi nước có những đặc điểm riêng. Cần phát huy sức mạnh mỗi dân tộc, đoàn kết và tập hợp lực lượng từng dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, từ đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo xây dựng thí điểm Việt Minh ở Cao Bằng (0,5 điểm)
  • Hội nghị 8 của BCHTƯ Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh

Việt Minh là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam với các đoàn thể quần chúng mang tên "cứu quốc". (0,5 điểm)

2. Vai trò của Việt Minh...

  1. Động viên đến mức cao nhất mọi người Việt Nam có lòng yêu nước thương nòi lên trận địa cách mạng; xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù đế quốc và tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng
  2. Là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám, một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong TKN giành chính quyền
  3. Tạo cơ sở chính trị vững chắc cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng
  4. Đưa cả dân tộc Việt Nam vùng dậy dưới cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh, đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến lên chớp đúng thời cơ TKN ở cả nông thôn và thành thị với sự kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, tạo ra sức mạnh áp đảo, đập tan bộ máy chính quyền của phát xít Nhật và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng trong toàn quốc.
  5. Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân Đại hội (một hình thức tiền Quốc hội), bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng (Chính phủ lâm thời), lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
  6. Gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của phe Đồng minh trên thế giới.

Câu 3:

* Vì: Diễn ra trong vòng 15 ngày, giành chính quyền trên phạm vi cả nước (1,0đ)

Nêu các dẫn chứng:

  • 16/8: Thái Nguyên...
  • 18/8: 4 địa phương giành chính quyền sớm nhất cả nước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam,...
  • 19/8: Hà Nội
  • 23/8: Huế
  • 25/8: Sài Gòn
  • 28/8: Hà Tiên và Đồng Nai Thượng là những địa phương cuối cùng...

* Ý nghĩa lịch sử

  • Với Việt Nam:
    • Chấm dứt cách đô hộ của Pháp-Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta lên địa vị làm chủ. (0,25đ)
    • Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập tự do; kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phong dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
  • Với thế giới
    • Góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc. (0,25đ)
    • Cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, mà trước hết là Lào và Cam-pu-chia. (0,25đ)

* Nguyên nhân thắng lợi

  • Nguyên nhân chủ quan:
    • Truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
    • Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chủ Tịch với một đường lối đấu tranh đúng đắn.
  • Nguyên nhân khách quan
    • Chiến thắng của Liên Xô và quân Đồng minh cũng như sự thất bại liên tiếp của phe phát xít, đã cổ vũ nhân dân ta đấu tranh, chớp thời cơ giành độc lập.

* Bài học kinh nghiệm

  • Sự vận dụng sáng tạo, linh động chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng.
  • Xây dựng Mặt trận, tập hợp các lực lượng yêu nước và sự cô lập kẻ thù.
  • Linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh, chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!