Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm học 2018 - 2019 trường THCS Nguyễn Gia Thiều có đáp án chi tiết và hướng dẫn giải cho các bạn học sinh nhằm củng cố lại kiến thức, biết cách phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài để đạt được kết quả học tập cao, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Đề bài: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.(Mỗi câu đúng 0.25 điểm).
Câu 1: Trong những dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?
A. Lớn lên, sinh sản.
B. Di chuyển.
C. Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải.
D. Cả A, C.
Câu 2: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
A. Khi ra hoa, củ nhanh bị hư hỏng.
B. Khi ra hoa chất dinh dưỡng tập trung nuôi hoa, làm giảm chất lượng và khối lượng củ.
C. Khi ra hoa cây ngừng sinh trưởng, khối lượng củ không tăng.
D. Khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ giảm, rễ củ bị rỗng ruột.
Câu 3: Thực vật có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ từ nước, muối khoáng trong đất, khí cacbonic trong không khí là nhờ:
A. Ánh sáng mặt trời.
B. Chất diệp lục trong lá cây.
C. Ánh sáng mặt trời và chất diệp lục trong lá cây.
D. Cả A, B, C không đúng.
Câu 4: Trong những dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là của thực vật:
A. Tự tổng hợp chất hữu cơ.
B. Phần lớn không có khả năng di chuyển.
C. Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường bên ngoài.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Thực vật có hoa có cơ quan nào sau đây:
A. Cơ quan dinh dưỡng, cơ quan sinh sản.
B. Chỉ có cơ quan sinh sản.
C. Chỉ có cơ quan dinh dưỡng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Nhóm thực vật nào sau đây là thực vật có hoa:
A. Cây chanh, cây rau bợ, cây lúa, cây xoài.
B. Cây phượng, cây thông, cây lúa, cây cam.
C. Cây phượng, dương xỉ, cây lúa, cây vải.
D. Cây phượng, cây cam, cây lúa, cây vải.
Câu 7: Phân chia nhóm hoa dựa vào bộ phận của hoa là:
A. Đài hoa, nhị hoa.
B. Đài hoa, nhụy hoa.
C. Nhụy hoa, nhị hoa.
D. Đế hoa, nhụy hoa.
Câu 8: Nhóm cây nào sao đây gồm toàn cây không hoa:
A. Cây rêu, cây dương xỉ, cây thông.
B. Cây ổi, cây mận, cây bưởi.
C. Cây lúa, cây dừa, cây rêu.
D. Cây phượng, cây dừa, cây thông.
Câu 9: Tập hợp những cây nào dưới đây có thể trồng bằng cách chiết cành?
A. Cây rau muống, cây rau lang, cây chuối.
B. Cây bưởi, cây mận, cây quít.
C. Cây sắn, cây dừa, cây đậu Hà Lan.
D. Cây hoa giấy, cây chanh, cây rau má.
Câu 10: Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là:
A. Nhị, nhụy.
B. Hạt phấn, nhụy.
C. Nhị, bầu nhụy.
D. Nhị, noãn.
Câu 11: Tế bào được sinh ra rồi lớn lên, đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con, đó là sự:
A. Phân chia.
B. Phân sinh.
C. Phân bào.
D. Lớn lên.
Câu 12: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
A. Phần lớn nước vào cây được mạch gỗ vận chuyển đi nuôi cây.
B. Phần lớn nước vào cây dùng để chế tạo chất dinh dưỡng cho cây.
C. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường.
D. Phần lớn nước vào cây dùng cho quá trình quang hợp.
Câu 13: Các tế bào ở loại mô nào có khả năng phân chia?
A. Mô nâng đỡ.
B. Mô phân sinh ngọn.
C. Mô mềm.
D. Loại mô khác.
Câu 14: Thân dài ra do đâu?.
A. Dọ sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ.
B. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
C. Dọ sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ.
D. Do sự phân chia tế bào ở mô nâng đỡ.
Câu 15: Cấu tạo miền hút là gì?.
A. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
B. Có mạch gỗ và mạch rây.
C. Có nhiều lông hút.
D. Có ruột.
Câu 16: Những giai đoạn nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng?
A. Cây sắp đến thời kì thu hoạch.
B. Cây rụng lá.
C. Cây đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, chuẩn bị ra hoa kết quả.
D. Cả A và B.
Câu 17: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ bộ phận nào?
A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
C. Vỏ.
D. Cả A và B.
Câu 18: Lá có những đặc điểm nào nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
A. Phiến lá hình bản dẹt.
B. Phiến lá là phần rộng nhất của lá.
C. Các lá thường mọc so le.
D. Cả A, B, C.
Câu 19: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?
A. Ánh sáng, nước.
B. Hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ.
C. Đất, điều kiện chăm sóc của con người.
D. Cả A và B.
Câu 20: Sự thụ phấn là gì?
A. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với nhị
B. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
C. Là hiện tượng nhị tiếp xúc với tràng hoa.
C. Phương án khác.
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Cho VD 3 loại hoa lưỡng tính và 3 loại hoa đơn tính mà em biết? (2 điểm).
Câu 2: Nêu khái niệm quang hợp và viết sơ đồ tóm tắt quang hợp ? Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? (3 điểm).
>> Tham khảo: Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm học 2018 - 2019
Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6
1. Trắc nghiệm :
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | B | C | D | A | D | C | A | B | A | C | C |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | |||||
B | B | A | C | B | D | D | B |
2. Tự luận:
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | * Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy. - Hoa đơn tính: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ + Hoa đực chỉ có nhị + Hoa cái chỉ có nhuỵ - Hoa lưỡng tính: Có cả nhị và nhuỵ - Ví dụ: Ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam Ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột. |
1
1 |
2 | - Khái niêm quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí các bô nich và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi. - Sơ đồ tóm tắt quang hợp : Nước + khí các bô nich → Tinh bột + Khí ôxi (rễ hút từ đất) - Ý nghĩa của quang hợp: các chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên trái đất kể cả con người. | 1
1
1 |
Ngoài đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2018 - 2019 THCS Nguyễn Gia Thiều mới nhất trên, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6,....và các đề thi học kì 1 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 1 đạt kết quả cao.