Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 9 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chia chiếc bánh của mình cho ai?

Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007 Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Một câu chuyện lạ lùng…

(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn, ngày 4-1-2007)

Câu 1 (0,5đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.

Câu 2 (1đ): Nêu thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ.

Câu 3 (1,5đ): Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của anh/chị sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.

Câu 2 (5đ): Phân tích 9 câu đầu bài Đất nước.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Nội dung chính của câu chuyện: ca ngợi chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân với tấm lòng lương thiện luôn giúp đỡ những bệnh nhân bị ung thư.

Câu 2 (1đ):

Thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ: bỏ học, trốn học đi chơi điện tử; nói dối bố mẹ, thậm chí là trộm tiền của bố mẹ.

Câu 3 (1,5đ):

Học sinh tự nêu lên quan điểm của bản thân mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận xã hội về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay và rút ra bài học, liên hệ đến bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý phân tích 9 câu đầu bài Đất nước

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn thơ Đất nước và 9 câu thơ đầu.

2. Thân bài

"Khi ta lớn lên, đã có rồi": Đất Nước ra đời từ rất xa xưa như một sự tất yếu, trong chiều sâu của lịch sử thời các vua Hùng dựng nước và giữ nước.

"Ngày xửa ngày xưa, mẹ thường hay kể": những câu chuyện cổ tích, những bài học đạo lí làm người, ước mơ khát vọng của nhân dân về lẽ công bằng → góp phần tạo nên Đất nước.

"Miếng trầu": phong tục ăn trầu của dân gian gắn với ta nhiều đời nay và gợi nhớ sự tích Trầu cau.

"Biết trồng tre mà đánh giặc": gợi nhớ truyền thống chống giặc ngoại xâm và truyền thuyết đầy tự hào của người Việt và truyền thuyết về người anh hùng Thánh Gióng.

"Tóc mẹ bới sau đầu": những phong tục lâu đời của người Việt, người phụ nữ để tóc dài và búi lên.

"Cha mẹ, gừng cay muối mặn": gắn với câu ca dao của dân tộc, nói về tình cảm thủy chung của người Việt.

"Cái kèo, cái cột, hạt gạo, xay, giã, giần, sàng": những vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam gắn với lao động sản xuất và nền văn minh lúa nước.

→ Đất Nước là những gì có thể bắt gặp ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi người: câu chuyện cổ tích của mẹ, miếng trầu bà ăn, hạt gạo ta ăn, ngôi nhà ta ở....

"Đất Nước có từ ngày đó": Đất Nước có từ khi dân mình biết yêu thương, sống tình nghĩa, từ ngày dân tộc có nền văn hóa riêng, từ khi dân mình biết dựng nước và giữ nước, từ trong cuộc sống hằng ngày của con người.

→ Sự cảm nhận về chiều sâu của lịch sử của Đất Nước thể hiện ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Đất Nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống của mỗi con người, từ bề dày của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

3. Kết bài

Tổng kết về nội dung, nghệ thuật và nêu cảm nhận về đoạn trích.

---------------------------

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm