Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 10 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX do thư viện đề thi Tìm Đáp Án sưu tầm. Đây là đề thi 1 tiết dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Văn. Mời các bạn cùng tham khảo
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Tì Bà Hành
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Thơ Hai-cư
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian Việt Nam
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian nước ngoài
1. Nơi "vắng vẻ" trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được hiểu là một nơi như thế nào?
A. Nơi không có người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người.
B. Nơi không có người ở.
C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.
D. Nơi trong sạch, không có sự tranh giành danh lợi.
2.
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao"
(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hai câu thơ trên sử dụng các phép đối. Giá trị nghệ thuật của phép đối trong hai câu thơ trên là gì?
A. Làm nổi bật cuộc sống đạm bạc của tác giả.
B. Làm nổi bật bản chất chữ "nhàn".
C. Làm nổi bật sự nghèo khổ của tác giả.
D. Làm nổi bật cốt cách thanh cao của tác giả.
3. Nhận xét nào dưới đây khái quát đúng về những nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?
A. Ngôn ngữ trang trọng, giàu cảm xúc.
B. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
C. Từ ngữ cô đọng, giàu sực gợi tả, âm điệu xót xa.
D. Đăng đối, chặt chẽ, hàm súc nhưng vẫn thanh thoát.
4. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi gợi ra điều gì?
A. Sự tươi trẻ, đầy sức sống.
B. Sự dào dạt, sâu lắng.
C. Sự tươi trẻ, trong lành.
D. Sự buồn bã, âm u.
5. Lí tưởng và ước vọng nào của Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ Cảnh ngày hè?
A. Mong muốn có vị vua anh minh như các vua Ngu, Thuấn để tạo dựng được cảnh thái bình thịnh trị.
B. Mong muốn được về lại nơi thôn dã gần gũi với thiên nhiên cây cỏ, chan hòa với lối sống bình dị của những người dân lao động.
C. Mong muốn tránh xa chốn quan trường đầy ghen ghét, đố kị hãm hại lẫn nhau.
D. Mong muốn khắp nơi nhân dân được hưởng cuộc sống thanh bình, yên vui.
6. Dòng nào dưới đây nhận xét đúng nhất về đề tài bài thơ Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?
A. Bài thơ viết về những người quân tử.
B. Bài thơ viết về những kiếp người bất hạnh của Trung Hoa.
C. Bài thơ viết về hình ảnh người phụ nữ nói chung.
D. Bài thơ viết về những kiếp tài hoa bạc mệnh.
7.
"Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?"
(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?
A. Là hai câu kết tổng kết lại toàn bộ bài thơ.
B. Là hai câu kết bày tỏ niềm khắc khoải, day dứt của Nguyễn Du không biết hậu thế có ai tiếc thương cho ông, như ông tiếc thương cho Tiểu Thanh.
C. Là hai câu kết, Nguyễn Du khóc than cho số phận của mình.
D. Là hai câu kết có ý nghĩa khái quát về thân phận của tác giả cũng như của nghệ sĩ nói chung.
8. Đọc câu thơ: "Lao xao chợ cá làng ngư phủ - Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương." (trích Cảnh ngày hè). Những âm thanh được nhắc đến trong các câu thơ trên gợi nhắc đến cuộc sống như thế nào?
A. Cuộc sống nhàn tản, thư thái của một nhà nho ẩn dật, lánh đục về trong.
B. Cuộc sống bình dị, no ấm, thanh bình của những người dân lao động nơi thôn dã.
C. Cuộc sống ồn ã, sôi động đầy sức sống của Nguyễn Trãi những ngày trí sĩ ở Côn Sơn.
D. Cuộc sống thị thành tấp nập bán mua với những âm thanh hết sức chân thực và sinh động của hiện thực.
9. Trong giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, văn học Việt Nam chủ yếu được sáng tác bằng những thể loại ngôn ngữ nào?
A. Cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
B. Chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
C. Chữ Hán và chữ quốc ngữ.
D. Chữ Hán và chữ Nôm.
10. Trong câu đầu bài thơ Tỏ lòng, không gian và thời gian được tái hiện với đặc điểm nào?
A. Không gian chiến trường và thời gian chiến trận.
B. Không gian vũ trụ và thời gian vô định.
C. Không gian mênh mông và thời gian kéo dài suốt cả cuộc đời.
D. Không gian núi sông, đất nước và thời gian không chỉ chốc lát mà đã mấy năm rồi.
11. Bài thơ Nhàn cho ta hiểu điều gì về những sinh hoạt thường nhật của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông đã từ quan?
A. Sinh hoạt thiếu thốn.
B. Sinh hoạt đạm bạc mà thanh cao.
C. Sinh hoạt sung túc.
D. Sinh hoạt đầy đủ.
12. Nhận xét nào không nêu đúng đặc điểm của thể thơ mà Nguyễn Trãi sử dụng trong bài thơ Cảnh ngày hè?
A. Đây là thể thơ mang tính chất dân tộc, được sử dụng nhiều ở các thế kỉ XV, XVI, XVII.
B. Đây là thể thơ được Nguyễn Trãi sử dụng phổ biến trong tập Quốc âm thi tập.
C. Thể thơ này đã đánh dấu bước sáng tạo đầu tiên của thơ viết bằng tiếng Việt so với thể thơ thất ngôn truyền thống của Trung Hoa.
D. Cấu trúc và cách ngắt nhịp của thể thơ này rất phù hợp để diễn tả những tâm trạng buồn thương, day dứt triền miên của nhân vật trữ tình.
13. Bài thơ Nhàn toát lên vẻ đẹp của nhân cách của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu thơ nào diễn tả điều đó?
A. Câu thơ 1, 2.
B. Câu thơ 7, 8.
C. Câu thơ 5, 6.
D. Câu thơ 3, 4.
14. Đề tài bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là
A. sức mạnh của nhà Trần.
B. khát vọng cống hiến.
C. tình yêu thiên nhiên.
D. chí làm trai.
15. Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão thể hiện trong bài Tỏ lòng có yếu tố tích cực gì?
A. Nó động viên con người không chấp nhận thực tại, dám vươn lên để thực hiện mơ ước của mình.
B. Nó khích lệ cho tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng quân xâm lược.
C. Nó cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp lớn lao - sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
D. Nó là lý tưởng cao đẹp để các thế hệ soi vào học tập và noi gương.
16. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng gì?
A. Tư tưởng "trung quân ái quốc".
B. Tư tưởng thân dân.
C. Tư tưởng thiên mệnh.
D. Tư tưởng nhân đạo.
17. Dòng nào nói không đúng về tác giả Phạm Ngũ Lão?
A. Sinh năm 1255, mất năm 1320, người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Nam Định.
B. Là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo.
C. Có công lớn trong cuộc kháng chiến quân Mông - Nguyên.
D. Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ lòng thương nhớ.
18. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam?
A. Tính trang nhã. (1)
B. Tính cá thể. (2)
C. Gồm (1) và (2).
D. Tính quy phạm.
19. Vẻ đẹp chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ Nhàn là gì?
A. Trí tuệ sáng suốt uyên thâm. (3)
B. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao. (1)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. Nhân cách trong sáng vượt lên danh lợi. (2)
20. Tư tưởng yêu nước trong văn học thời kì văn học trung đại được thể hiện nổi bật nhất ở giai đoạn văn học nào?
A. Từ thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
B. Từ thế kỉ XV - XVII.
C. Nửa cuối thế kỉ XIX.
D. Từ thế kỉ X - XIV.
21. Trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, câu thơ nào cho biết cảnh vào độ cuối mùa hè?
A. Câu (4)
B. Câu (2), (3), (4).
C. Câu (2).
D. Câu (3).
22. Câu thơ nào trong bài thơ Đọc tiểu Thanh kí thể hiện sâu sắc nhất sự đồng cảm của tác giả Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh?
A. "Phong vận kì oan ngã tự cư".
B. "Văn chương vô mệnh lụy phần dư".
C. "Chi phấn hữu thần liên tử hậu".
D. "Cổ kim hận sự thiên nan vấn".
23. Câu: "Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu" trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện điều gì?
A. Phóng đại về sức mạnh của quân đội nhà Trần.
B. Quân đội hùng mạnh có thể đánh tan tất cả kẻ thù.
C. Diễn tả khí phách mạnh mẽ của đội quân nhà Trần.
D. Vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất, vừa khái quát hóa sức mạnh tinh thần của quân đội nhà Trần.
24. Bức tranh cảnh ngày hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được miêu tả một cách sống động nhờ
A. các danh từ.
B. các tình thái từ.
C. các tính từ.
D. các động từ.
25. Trong các thể thơ được nêu dưới đây, thể thơ nào là thể thơ thuần dân tộc?
A. Thất ngôn bát cú.
B. Lục bát.
C. Tứ tuyệt.
D. Song thất lục bát.
26. Khuynh hướng trang nhã trong văn học Việt Nam không được thể hiện ở điểm nào trong những đặc điểm sau đây?
A. Đề tài là những cái đời thường, bình dị.
B. Sự bình dị ở ngôn ngữ.
C. Lối diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ.
D. Sự tao nhã, mỹ lệ ở hình tượng.
27.
"Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn"
(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?
A. Là hai câu khai đề nêu lên cảm thức của tác giả về những đổi thay của cuộc đời, để từ đó bày tỏ niềm xót xa trước sự lụi tàn của cái đẹp.
B. Là hai câu khai đề tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của thơ Tiểu Thanh, từ đó mà cảm xúc trỗi dậy.
C. Là hai câu khai đề miêu tả quang cảnh hoang phế của Tây Hồ.
D. Là hai câu khai đề nói về qui luật tàn phá của thời gian để từ đó triết lí về thân phận con người.
28. Câu thơ mở đầu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí "Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang" không gợi đến ý nào sau đây?
A. Sự tàn lụi của cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
B. Sự biến đổi khôn lường của cuộc đời bể dâu.
C. Số phận mong manh của những kiếp hồng nhan.
D. Sự sa cơ lỡ bước của người anh hùng.
29. Chữ "nhàn" trong bài thơ Nhàn được nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng theo nghĩa nào?
A. Cuộc sống yên ổn.
B. Cuộc sống nhàn nhã.
C. Cuộc sống không chút lo toan.
D. Sống thuận theo tự nhiên, không màng danh lợi.
30. Hình tượng nổi bật trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là gì?
A. Hình tượng người tráng sĩ.
B. Hình tượng người anh hùng.
C. Hình tượng người dũng sĩ.
D. Hình tượng người chiến sĩ.
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | C | A | D | D | B | B | D | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | D | D | D | C | A | A | B | C | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 262 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | A | D | D | B | D | B | D | D | B |
Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian nước ngoài được TimDapAnchia sẻ trên đây gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh nội dung trong SGK môn Văn lớp 10, sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập, rèn luyện môn Ngữ văn lớp 10. Hy vọng với tài liệu này các bạn học tốt môn Văn lớp 10. Chúc các bạn học tốt
Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian nước ngoài, TimDapAncòn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....