Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 10 bài Văn học dân gian nước ngoài
TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian nước ngoài. Đây là tài liệu giúp các bạn ôn tập, hiểu rõ về tác phẩm Văn học dân gian nước ngoài từ đó học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Xúy Vân giả dại
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Tì Bà Hành
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Thơ Hai-cư
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian Việt Nam
1. Nhân vật chính trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là
A. Ra-ma và Ha-nu-man.
B. Ra-ma và Xi-ta.
C. Xi-ta và Ha-nu-man.
D. Ra-ma và Lắc-la-ma.
2. Ý nghĩa của văn bản văn học Uy-lít-xơ trở về là
A. thể hiện sự thử thách trong tình yêu.
B. ngợi ca sức mạnh và vẻ đẹp của trí tuệ.
C. kể về cuộc gặp gỡ kỳ diệu.
D. thể hiện những xung đột kịch tính.
3. Trong Ra-ma buộc tội, trước mặt mọi người, những lời đầu tiên của Ra-ma nói với Xi-ta là những lời lẽ như thế nào?
A. Lời lẽ thân mật của vợ chồng.
B. Lời lẽ xa cách và lạnh lùng.
C. Lời lẽ xuề xòa và giản dị.
D. Lời lẽ tha thiết và nồng nàn.
4. Nhận định nào trong những nhận định dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?
A. Pê-nê-lốp là người thủy chung, dũng cảm.
B. Pê-nê-lốp là người dũng cảm, thông minh.
C. Pê-nê-lốp là người thủy chung, gan dạ.
D. Pê-nê-lốp là người thông minh, chung thủy.
5. Tính cách của hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội bộc lộ chủ yếu thông qua
A. hành động của nhân vật.
B. lời thoại của nhân vật.
C. lời bình của tác giả.
D. sự miêu tả ngoại cảnh.
6. Nếu coi đoạn trích Uy-lít-xơ trở về là một vở kịch có mở đầu, phát triển, xung đột,... thì chi tiết nào trong các chi tiết dưới đây thể hiện cao nhất kịch tính của vở kịch?
A. Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra.
B. Uy-lít-xơ nói về chiếc giường bí mật.
C. Việc Uy-lít-xơ giết bọn cầu hôn.
D. Tê-lê-mác trách mẹ.
7. Văn bản Ô-đi-xê của Hô-me-rơ là
A. khúc ca về trí tuệ.
B. khúc ca về tình yêu.
C. khúc ca về sức mạnh.
D. khúc ca về chiến trận.
8. Điểm chung giữa các nhân vật Đăm Săn, Ra-ma và Uy-lít-xơ là
A. đều có sức mạnh đạo đức, trí tuệ, tình yêu.
B. đều có sức mạnh danh dự, thể chất, tình yêu.
C. đều có sức mạnh trí tuệ, đạo đức, danh dự.
D. đều có sức mạnh thể chất, trí tuệ, tình yêu.
9. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau về sử thi Ô-đi-xê và sử thi I-li-át?
A. Câu chuyện được kể trong Ô-đi-xê diễn ra trước câu chuyện được kể trong I-li-át.
B. Câu chuyện được kể trong Ô-đi-xê nằm trong sử thi I-li-át.
C. Câu chuyện được kể trong Ô-đi-xê diễn ra sau câu chuyện được kể trong I-li-át.
D. Câu chuyện được kể trong Ô-đi-xê diễn ra cùng câu chuyện được kể trong I-li-át.
10. Khi nghe Pê-nê-lốp nói đến "những dấu hiệu riêng", Uy-lít-xơ lại "nhẫn nại mỉm cười" bởi vì
A. chàng cảm thấy chua chát.
B. chàng cảm thấy tự tin.
C. chàng cảm thấy bất lực.
D. chàng cảm thấy thất vọng.
11. Xung đột trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là xung đột
A. giữa lòng thủy chung và sự phản bội.
B. giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm.
C. giữa tình yêu và lòng thù hận.
D. giữa tình cảm với danh dự, bổn phận.
12. Ra-ma trong sử thi Ra-ma-ya-na thuộc loại nhân vật nào?
A. Nhân vật tính cách.
B. Nhân vật tâm trạng.
C. Nhân vật lý tưởng.
D. Nhân vật chức năng.
13. Ai là người hoàn thiện sử thi Ra-ma-ya-na?
A. An-đéc-xen.
B. La Phông-ten.
C. Van-mi-ki.
D. Ê-dốp.
14. Sử thi Ra-ma-ya-na được hình thành, bổ sung và trau chuốt trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ III - II trước Công nguyên.
B. Thế kỉ IV - III trước Công nguyên.
C. Thế kỉ I trước Công nguyên.
D. Thế kỉ II - I trước Công nguyên.
15. Chủ đề chính của Ô-đi-xê là gì?
A. Chiến tranh mở rộng bờ cõi của người Hi Lạp cổ đại.
B. Chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu của người Hi Lạp cổ đại.
C. Tôn vinh các vị thần của người Hi Lạp cổ đại.
D. Ca ngợi các vị anh hùng vĩ đại trong lịch sử của người Hi Lạp.
16. Trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, tâm trạng của Xi-ta diễn biến như thế nào?
A. Từ đau khổ đến oan ức.
B. Từ vui mừng đến đau khổ.
C. Từ oan ức đến vui mừng.
D. Từ đau khổ đến vui mừng.
17. Trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, hành động của Ra-ma chủ yếu bị chi phối bởi
A. danh dự.
B. lòng thù hận.
C. tình yêu.
D. sự ghen tuông.
18. Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy-lít-xơ trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về được so sánh với hình ảnh gì?
A. Niềm hạnh phúc của những người đi biển chiến thắng đại dương.
B. Đất liền và đại dương.
C. Thần biển Pô-dê-i-đông và những người đi biển.
D. Niềm hạnh phúc của những người đi biển bị đắm thuyền, sống sót được gặp lại đất liền.
19. Trong Ra-ma buộc tội, qua những lời Xi-ta nói với Ra-ma, có thể thấy nàng là người như thế nào?
A. Dịu dàng nhưng cương quyết.
B. Mạnh mẽ.
C. Giàu đức hi sinh.
D. Nhẫn nhục.
20. Tại sao trong Ra-ma buộc tội, Xi-ta quyết định bước lên giàn hỏa?
A. Nàng quá giận Ra-ma nên hành động thiếu suy nghĩ.
B. Nàng muốn mượn ngọn lửa để đốt cháy mọi tội lỗi.
C. Nàng muốn mượn nghi lễ thiêng liêng nhất để chứng minh cho sự trong trắng của mình.
D. Nàng muốn thử lòng của Ra-ma.
21. Trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, khi thuyết phục Pê-nê-lốp rằng chồng nàng đã trở về, nhũ mẫu Ơ-ri-clê đã nêu ra dấu hiệu gì?
A. Kể về chuyện chỉ có mình chàng bắn được cây cung - vũ khí của chính Uy-lít-xơ ngày xưa.
B. Nói về vết sẹo ở chân Uy-lít-xơ do chàng bị lợn lòi húc ngày xưa.
C. Uy-lít-xơ đã dũng cảm tiêu diệt bọn cầu hôn.
D. Kể lại chuyện chiếc giường chắc chắn trong gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ tạo nên.
22. Hai đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu: ngôn ngữ trang trọng và lối kể chuyện thật chậm rãi trong Uy-lít-xơ trở về được gọi là phương pháp nghệ thuật gì?
A. Đặc tả tính cách.
B. Xây dựng điển hình.
C. Tả cảnh ngụ tình.
D. Trì hoãn sử thi.
23. Dòng nào dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Uy-lít-xơ được thể hiện trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?
A. Trí tuệ, thông minh.
B. Dũng cảm, cao thượng.
C. Cao thượng, ngay thẳng.
D. Dũng cảm, bao dung.
24. Nhận định nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?
A. Kể về cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng thú vị của Uy-lít-xơ trên biển.
B. Kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chàng Uy-lít-xơ thông minh với người vợ xinh đẹp Pê-nê-lốp.
C. Kể lại hành trình lênh đênh trên biển của Uy-lit-xơ trong cuộc đi chinh phạt thành Tơ-roa.
D. Kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng ở thành Tơ-roa.
25. Điểm đặc biệt của chiếc giường do chính tay Uy-lít-xơ làm là gì?
A. Được làm từ rất nhiều vàng bạc.
B. Được làm bằng thân và cành cây ô-liu.
C. Được xây lên bằng những tảng đá đặt khít vào nhau.
D. Không ai có thể xê dịch được nó, trừ thần linh.
26. Theo em, trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, câu nói nào của Ra-ma là sự xúc phạm thô bạo nhất đối với Xi-ta?
A. "Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ".
B. "Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người bị đau mắt".
C. "Người đã từng sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương?"
D. "Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè".
27. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn cuối đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, miêu tả niềm hạnh phúc đoàn viên của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp?
A. So sánh.
B. Phóng đại.
C. So sánh mở rộng.
D. Ẩn dụ.
28. Xi-ta trong Ra-ma-ya-na và Pê-nê-lốp trong Ô-đi-xê có điểm nào giống nhau?
A. Tài năng.
B. Sự nghi ngờ.
C. Lòng chung thủy.
D. Sự đau khổ.
29. Hình ảnh nghệ thuật nào dưới đây dùng để so sánh với nỗi đau đớn của nàng Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội khi nàng nghe những lời ghen tuông giận dữ của chồng?
A. Như một cây dây leo bị vòi voi quật nát.
B. Như một cây to bị bão quật đổ.
C. Như ngàn cánh hoa rừng rũ rượi dưới mưa.
D. Như một bông hoa rừng bị vò nát.
30. Văn bản Ô-đi-xê và Đăm Săn có điểm nào giống nhau trong những điểm dưới đây?
A. Cùng một nội dung.
B. Cùng một tác giả.
C. Cùng một dân tộc.
D. Cùng một thể loại.
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian nước ngoài
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | B | D | B | B | A | A | C | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | C | C | A | B | B | A | D | A | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 262 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | D | A | B | B | C | C | C | A | D |
Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian nước ngoài được TimDapAnchia sẻ trên đây gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh nội dung trong SGK môn Văn lớp 10, sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập, rèn luyện môn Ngữ văn lớp 10. Hy vọng với tài liệu này các bạn học tốt môn Văn lớp 10. Chúc các bạn học tốt
Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian nước ngoài, TimDapAncòn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....