Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 1

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6 năm 2020 - 2021 được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc, tổng hợp giúp các em học sinh ôn tập lại toàn bộ chương trình học môn Toán lớp 6, chuẩn bị cho bài thi, bài kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6

A. LÝ THUYẾT:

I. SỐ HỌC:

CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN

1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN. GHI SỐ TỰ NHIÊN

Tập hợp là một khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và trong đời sống, ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.

Để viết một tập hợp, ta có thể:

- Liệt kê các phần tử của tập hợp.

- Chỉ ra các tính chất đặt trưng cho các phần tử của tập hợp.

Để kí hiệu a là một phần tử của tập hợp A, ta viết a ∈ A. Để kí hiệu B không là phần tử của tập hợp A, ta viết b ∉ A.

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N

N = {0;1;2;…}

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*

N* = {1;2;3;…}

Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Trên tia số, điểm biểu diễn số nhỏ ở bên trái điểm biểu diễn số lớn.

Trong hệ thập phân, cứ mười đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng trên liền trước đó.

Để ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, người ta dùng mười chữ số: 0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Trong hệ thập phân, giá trị của mỗi số trong một dãy thay đổi theo vị trí..

2. SỐ PHẨN TỬ CỦA TẬP HỢP. TẬP HỢP CON

Các kiến thức cần nhớ

Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.

Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng.

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A là con của tập hợp B. Kí hiệu A⊂B, đọc là: A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A được chứa trong B, hoặc B chứa A.

Nếu A⊂B và B⊂A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu A = B.

........

CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN

1. Tập hợp các số nguyên gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương

Z = {…-3;-2;-1;0;1;2;3;…}

2. Số đối của số nguyên a là –a

Ví dụ: số đối của +1 là -1

3. Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.

Ví dụ:

4. Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu : cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: (+4) + (+2) = 4+2 = 6

Cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả

Ví dụ: (-17) + (-54) = (17 +54) = -71

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 bao gồm nội dung ôn tập 4 phần: Phần số học, phần hình học, phần bài tập tổng hợp, phần câu hỏi ôn tập. Mỗi bài học gồm lý thuyết và bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các bài thi hiệu quả hơn. Các em học sinh tham khảo đầy đủ chi tiết các dạng đề thi học kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn mới nhất trên Tìm Đáp Án.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!