Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6

Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 1 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản được học trong học kì 1 Toán 6 sách Chân trời sáng tạo, giúp các em lên kế hoạch ôn luyện, củng cố kiến thức đã học, ôn thi học kì 1 lớp 6 môn Toán hiệu quả hơn. Nội dung ôn tập sau đây bám sát chương trình học để các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, ôn thi cuối học kì 1 lớp 6.

Trọn bộ đề cương ôn tập kì 1 Toán 6 sách mới:

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. PHẦN ĐẠI SỐ

Chủ đề: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên

- Lũy thừa với số mũ tự nhiên: an; n≠0

- Vận dụng công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số:

am.an = am + n

am:an=am−n

- Thứ tự thực hiện phép tính:

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc: Thực hiện phép nâng lên luỹ thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ theo thứ tự từ trái sang phải

Đối với biểu thức có dấu ngoặc: Thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn

Chủ đề: Quan hệ chia hết trong tập hợp số tự nhiên

- Quan hệ chia hết: Ta có a,b∈N;b≠0 mà có một số tự nhiên q sao cho a = b.q thì a chia hết cho b

- Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8; thì chia hết cho 2

- Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0;5 thì chia hết cho 5

- Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3

- Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

Chủ đề: Số nguyên tố, hợp tố

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó

- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước

- Phân tích một số tự nhiên ra thừa số nguyên tố: Viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố

Chủ đề: Ước số, bội số

- Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a là bội của b, b là ước của a

- Cách tìm ước chung của hai số a và b:

Bước 1: Viết tập hợp các ước của a và ước của b: Ư(a), Ư(b)

Bước 2: Tìm những phần tử chung của Ư(a) và Ư(b)

- Cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với só mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm

- Cách tìm bội chung của hai số a và b:

Bước 1: Viết các tập hợp B(a) và B(b)

Bước 2: Tìm những phần tử chung của B(a) và B(b)

- Cách tìm BCNN của hai hay nhiều số:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

Chủ đề: Phép toán với số nguyên

- Số nguyên âm được ghi như sau: -1; -2; -3;...và được đọc là âm một, âm hai, âm ba,.... hoặc trừ một, trừ hai, trừ ba,...

- Tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương

- Biểu diễn số nguyên trên trục số:

- So sánh hai số nguyên: Khi biểu diễn hai số nguyên a, b trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì a < b hay b > a

- Phép cộng 2 số nguyên:

Cộng hai số nguyên cùng dấu: Ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung trước kết quả.

Cộng hai số nguyên khác dấu: Ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

- Phép trừ 2 số nguyên: muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: a -b = a+ (-b)

- Phép nhân/chia 2 số nguyên:

Nhân/chia hai số nguyên khác dấu ta nhân/chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “−“ trước kết quả nhận được.

Nhân/chia hai số nguyên khác dấu: ta nhân/chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “−“ trước kết quả nhận được.

- Quy tắc dấu ngoặc: trước dấu ngoặc là dấu "+" thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc; trước dấu ngoặc là dấu "-" thì đối dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Chủ đề: Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên

- Quan hệ chia hết với số nguyên: Ta có a,b∈Z;b≠0 mà có một số tự nhiên q sao cho a = b.q thì a chia hết cho b

- Bội và ước của số nguyên: a,b∈Z. Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a là bội của b, b là ước của a

2. PHẦN HÌNH HỌC

Chủ đề: Hình học trực quan

- Nhận biết được các hình học phẳng: hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân

- Công thức tính diện tích, tính chu vi của một số hình:

Hình bình hành: P = 2(a+b); S = a.h

Hình thoi: P = 4a; S=\frac{m+n}{2}

Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước kết quả đúng:

Câu 1: Cho P là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “BÌNH THUẬN”. Cách viết nào là đúng?

A. P = {B, I, N, H, T, H, U, Â, N}

B. P = {B, I, N, H, T, U, Â, N}

C. P = {B, I, N, H, T, U, Â}

D. P = {B, I, H, T, H, U, Â, N}

Câu 2: Viết tích 32. 34 dưới dạng lũy thừa của một số là:

A. 38

B. 66

C. 68

D. 36

Câu 3: Trong các số 452; 205; 350; 164 số chia hết cho cả 2 và 5 là .

A. 350

B. 164

C. 452

D. 205

Câu 4: Tập hợp các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 30 được viết là :

A. B(6) ={6; 12; 18; 24}

B. B(6) ={0; 6; 12; 18; 24}

C. B(6) ={0; 12; 18; 24}

D. B(6) ={0; 24}

Câu 5: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai ?

A. (–11) ϵ N

B. 7 ϵ Z

C. (–9) ϵ Z

D. 0 ϵ N

Câu 6: Đáy sông sài gòn có độ sâu là 20m. Độ cao của đáy sông so với mực nước biển được biểu diễn bằng số nguyên là :

A. + 20 m

B. – 20 cm

C. - 20 m

D. 0 m

Câu 7: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

A. 0 < ( -5)

B. 254 > (- 4)

C. 0 > ( -7)

D. ( -3) > (-15)

Câu 8: Sắp xếp các số nguyên 7; −5; −21; 10; 12; −2 theo thứ tự tăng dần:

A. - 21; - 2; -5; 7; 10; 12

B. - 21; 7; -2; - 5; 10; 12

C. 10; - 5; -2; 7; -21; 12

D. - 21; - 5; -2; 7; 10; 12

Câu 9: Tam giác ABC đều có cạnh AB = 4 cm . Cạnh BC có độ dài là :

A. 4 m

B. – 4 m

C. 4 cm

D. – 4 cm

Câu 10: Chu vi hình vuông có độ dài một cạnh là 12 cm là:

A. 12 cm

B. 24 cm

C. 36 cm

D. 48 cm

Câu 11: Kết quả phép tính: 237 \cdot(-28)+28 \cdot 137là:

A. -2800

B. 2800.

C. -10472

D. Một đáp án khác.

Câu 12: Cho \overline{630 *}chia hết cho 5 và 9 thì * là:

A. 9

B. 0.

C. 5.

D. 3.

Câu 13: Các ước nguyên tố a của 18 là

A. a ∈ {1; 2;3; 6; 9; 18}

B. a ∈ {1; 3; 9}

C. a ∈ {1; 2; 3}

D. a ∈ {2; 3}

Câu 14: Trong tập các số nguyên sau, tập hợp nào được sắp xếp theo thứ tự giảm dần?

A. {2, 5, 1, -2; 0; -17}

B. {-2; -17; 0; 1; 2; 5}

C. {-17; -2; 0; 1; 2; 5}

D.  { 0; 1; 2; 5; -17}

Câu 15: Tổng của hai số nguyên tố bằng 9. Tích của hai số đó là

A. 8.

B. 14.

C. 18.

D. 20.

Câu 16: Số 0:

A. Là ước của bất kì số tự nhiên nào.

B. Là hợp số.

C. Là bội của mọi số tự nhiên khác.

D. Là số nguyên tố.

Phần II. Tự luận

Đề tham khảo đầy đủ tài liệu ôn tập, các bạn kéo xuống dưới tải về

Đề thi học kì 1 lớp 6 sách mới

Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học sách mới: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh, Tin học liên tục được TimDapAncập nhật các đề thi mới nhất.

Tài liệu học tập môn Toán lớp 6 sách mới

  • Toán lớp 6 Kết nối tri thức
  • Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Toán lớp 6 Cánh Diều