Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa năm 2021- 2022 Có đáp án được đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn, kèm hướng dẫn chi tiết giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp các em ôn tập lại kiến thức Hóa học chương 1, 2 đã được học, khả năng phân tích các dạng bài tập. Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa 10. Mời các em cùng tham khảo chi tiết. 

Hy vọng với Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa năm 2021 - 2022 (Có đáp án) này còn giúp ích cho quý thầy cô trong quá trình ôn tập cũng như ra đề Hóa học 10. Mời các bạn tham khảo.

Một số đề thi giữa học kì 1 hóa 10 mời các bạn tham khảo:

Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

A. Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa - Đề 1

Cho: Na = 23, O = 16, C = 12, H = 1, Cu = 64, Fe = 56, S = 32, Br = 80

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,4 điểm)

Câu 1: Trong nguyên tử hạt nào vào điện tích dương?

A. Electron

B. Nơtron

C. Proton

D. Nơtron và Proton

Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố X (Z = 13) có cấu hình electron là:

A. 1s22s22p63s2

B. 1s22s22p63s13p2

C. 1s22s22p63s23p1

D. 1s22s22p53s23p1

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 1. Số proton trong nguyên tử X là

A. 17 B. 18 C. 19 D. 16

Câu 4. Số phân lớp tối đa trên lớp M là

A. 2 B. 18 C. 3 D. 8

Câu 5. Nguyên tử {}_{19}^{39}K có:

A. 19p, 20n, 19e

B. 20p, 19n, 20e

C. 19p, 20n, 20e

D. 20p, 20n, 19e

Câu 6. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử

A. Tăng dần

B. Giảm dần

C. Không tăng, không giảm

D. Vừa tăng, vừa giảm

Câu 7. Những nguyên tử nào sau đây là cùng một nguyên tố hóa học:

A. {}_{19}^{39}K và {}_{6}^{13}C

B. {}_{9}^{19}F và {}_{6}^{12}C

C. {}_{8}^{15}O và {}_{8}^{16}O

D. {}_{20}^{40}Ca và {}_{29}^{63}Cu

Câu 8. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s2. X thuộc loại nguyên tố.

A. s B. d C. f D. p

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là

A. {}_{56}^{137}A B. {}_{137}^{56}A C. {}_{81}^{56}A D. {}_{56}^{81}A

Câu 10. Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kì 2, nhóm VIB

B. Chu kì 3, nhóm IIA

C. Chu kì 2, nhóm VIIIA

D. Chu kì 2, nhóm VIA

Câu 11. Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?

A. 3. B. 6. C. 9. D. 12.

Câu 12. Trong tự nhiên tìm được hai đồng vị của nguyên tố X. Khảo sát cho thấy cứ 100 nguyên tử của X thì có 73 nguyên tử 63X. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của X là 63,546, số khối của đồng vị còn lại là

A. 64 B. 65 C. 66 D. 67

 Câu 13. Nguyên tố X thuộc nhóm VIA. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là

A. 4 B. 5 C. 3 D. 6

Câu 14. Nguyên tử nào sau đây có 4 electron thuộc lớp ngoài cùng?

A. 13Al B. 8O C.11Na D. 6C

Câu 15. Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm IVA. Cấu hình electron của nguyên tử X là

A. 1s22s22p53s23p1

B. 1s22s22p53s23p2

C. 1s22s22p53s23p3

D. 1s22s22p53s23p4

Câu 16. Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm khoảng 27% về số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của 63Cu trong CuCl2

A. 34,32% B. 34,18% C.73,00% D. 13,04%

Câu 17. Nguyên tử X có số thứ tự là 16, vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là?

A. Chu kỳ 2, nhóm IIA

B. Chu kỳ 3, nhóm IIIA

C. Chu kỳ 3, nhóm VIA

D. Chu kỳ 3, nhóm IVA

Câu 18. Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp. Phân tử khối của A là

A. 96 B. 78 C. 114 D. 132

Câu 19. Cho 11,2 gam Fe vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí H2 (đktc) thu được sau phản ứng

A. 2,24 B. 4,48 C. 3,36 D. 1,12

Câu 20. Biết nguyên tử Na có kí hiệu nguyên tử là  {}_{11}^{23}Na, vậy tổng số hạt p, n, e trong ion Na+ là:

A.33 B. 34 C. 35 D. 45

Câu 21. Bán kính của nguyên tử Cl, F, Br, I được sắp xếp theo chiều giảm dần là

A. Br < I < Cl < F B. F < Cl < Br < I
C. Cl < F < Br < I D. I < Br < Cl < F

Câu 22. Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?

A. Li, Na, C, O, F

B. Na, Li, F, C, O

C. Na, Li, C, O, F

D. Li, Na, F, C, O

Câu 23. Một nguyên tử X có 26 electron. Khi mất 2 electron, cấu hình electron của ion X2+

A. [Ar]3d44s2

B. [Ar]3d54s1

C. [Ar]3d6

D. [Ar]3d5

Câu 24. Hợp chất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kì

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố hóa học trong cùng nhóm IIA có cùng:

A. Nguyên tử khối

B. Số lớp electron

C. Cấu hình electron lớp ngoài cùng

D. Bán kính nguyên tử

....................HẾT.................

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Hóa - Đề 1

1C 2C 3A 4C 5A
6B 7C 8A 9A 10B
11B 12B 13D 14D 15B
16B 17C 18D 19B 20A
21D 22C 23C 24B 25C

B. Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa - Đề 2

Cho: Na = 23, O = 16, C = 12, H = 1, Cu = 64, Fe = 56, S = 32, Br = 80

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,4 điểm)

Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. electron và proton

B. proton và notron

C. notron và electron

D. electron, proton và notron

Câu 2. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi:

A. Số nơtron. B. Số proton.
C. Số electron hóa trị. D. Số lớp electron.

Câu 3. Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng?

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử:

A. Có cùng điện tích hạt nhân.

B. Có cùng nguyên tử khối.

C. Có cùng số khối.

D. Có cùng số nơtron trong hạt nhân.

Câu 4. Tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử X là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. nguyên tử X là:

A. {}_{9}^{19}F B. {}_{9}^{18}F C. _8^{18}O D. _8^{20}O

Câu 5. Phân lớp 3d có nhiều nhất là

A. 6 electron. B. 18 electron. C. 10 electron. D. 14 electron.

 Câu 6. Một nguyên tử X có tổng số hạt electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hóa học nào?

A. oxi(Z=8) B. Lưu huỳnh(Z=16) C. Flo(Z=9) D. Clo(Z=17)

Câu 7. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với 2 loại đồng vị là  {}_{29}^{65}K{}_{29}^{63}K . Thành phần phần trăm về nguyên tử của {}_{29}^{63}Klà:

A. 27,30% B. 72,7% C. 23,70% D. 26,30%

Câu 8. Trong cấu hình electron của 11Na có bao nhiêu phân lớp?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 9. Một nguyên tử X có 16 electron trong lớp vỏ. Vậy cấu hình electron của X có bao nhiêu lớp?

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 10. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 17)

A. 1s22s22p53s23p4

B. 1s22s22p53s23p5

C. 1s22s22p53s23p3

D. 1s22s22p53s23p6

Câu 11. Nguyên tố Z = 19 thuộc loại nguyên tố nào

A. s B. d C. f D. p

Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?

A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn.

B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.

C. Ba ở ô 13 trong bảng tuần hoàn.

D. Fe ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.

Câu 13. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần?

A. I, Br, Cl, P. B. C, N, O, F.
C. Na, Mg, Al, Si. D. O, S, Se, Te.

Câu 14. Các nguyên tố của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?

A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

B. Số electron lớp K = 2.

C. Số lớp electron như nhau.

D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1.

Câu 15. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng hết với dung dịch HCl sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị của V

A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48

Câu 16. Độ âm điện của dãy nguyên tố : Na ( Z=11), Mg ( Z=12), Al ( Z=13), P ( Z=15), Cl (Z=17) biến đổi theo chiều nào?

A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Vừa giảm vừa tăng.

Câu 17. Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử là 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là:

A. 1s22s22p2

B. 1s22s22p3

C. 1s22s22p4

D. 1s22s22p5

Câu 18. Nguyên tố hóa học Canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Số electron lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố là 20.

B. Vỏ nguyên tử có electron 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.

C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton.

D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim.

Câu 19. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y tuộc chu kì và các nhóm nào?

A. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA.

B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.

C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA.

D. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA.

Câu 20. Cho phân tử MX có tổng số các hạt cơ bản(e, p, n) là 86; tổng số khối của hai nguyên tố là 58. Số hiệu của nguyên tố M hơn của nguyên tố X là 10. Trong nguyên tử M có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Công thức phân tử của chất trên là gì?

A. NaCl B. KCl C. KF D. LiCl

Câu 21. Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 1,833 lần. nguyên tố R là:

A. Na B. Mg C. F D. Ne

Câu 22. Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:

A.1s22s22p63s23p63d64s2

B.1s22s22p63s23p63d64s1

C.1s22s22p63s23p63d6

D. 1s22s22p63s23p63d5

Câu 23. Trong nguyên tử một nguyên tố X có 29 electron và 36 nơtron. Số khối và số lớp electron của nguyên tử X lần lượt là:

A. 64 và 4 B. 65 và 4 C. 65 và 3 D. 64 và 3

Câu 24. Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là 1s22s22p53s23p63d104s2

A. Ni(Z=28) B. Cu(Z=29) C. Fe(Z=26) D. Co(Z=27)

Câu 25. Nguyên tử của một nguyên tố x có tổng số hạt cơ bản (proton,nơtron, và electron) là 82, biết số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hóa học của X là:

A. Fe B. Cu C. Mg D. Ni

.................HẾT................

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Hóa học - Đề 2

1B 2A 3B 4C 5C
6B 7B 8B 9A 10B
11A 12A 13D 14D 15B
16A 17C 18D 19D 20A
21A 22C 23B 24B 25A

C. Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa - Đề 3

Cho: Na = 23, O = 16, C = 12, H = 1, Cu = 64, Fe = 56, S = 32, Br = 80

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,4 điểm)

Câu 1. Nguyên tử được cấu từ các hạt cơ bản nào

A. proton, notron và electron

B. notron và electron

C. notron và proton

D. electron và notron

Câu 2. Phân lớp f chứa đối đa bao nhiêu electron

A. 10 B. 8 C. 6 D. 14

Câu 3. Trong tự nhiên thành phần phần trăm các đông vị kali là: 93,258% _{19}^{39}K; 0,012% _{19}^{40}K và 6,730% _{19}^{41}K. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố kali là:

A. 39,13484u B. 38,13484u. C. 37,13484u. D. 39,63484u.

Câu 4. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

A. Số khối

B. số notron

C. số proton

D. số notron và số proton

Câu 5. Một nguyên tử M có 30 electron và 34 notron. Kí hiệu của nguyên tử M là

A. _{_{30}^{34}M} B. _{_{30}^{64}M} C. _{_{34}^{64}M} D. _{_{64}^{30}M}

Câu 6. Nguyên tử Sn có kí hiệu hóa học _{_{50}^{120}Sn}. Số notron của nguyên tử là:

A. 50 B. 120 C. 70 D. 20

Câu 7. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 5 electron. Số điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là:

A. 9 B. 16 C. 15 D. 17

Câu 8. Cấu hình electron của nguyên tử Kali (Z = 19) là

A.1s22s22p63s23p64s1

B.1s22s22p63s23p64s2

C.1s22s22p63s23p63d1

D. 1s22s22p63s23p53d2

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s2

A. Ca B. Cu C. Ba D. Mg

Câu 10. Nguyên tử R có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của R.

A. 36R B. 32R C. 27R D. 24R

Câu 11. Nguyên tử của một nguyên tố hóa học có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là K, L ,M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào sau đây có mức năng lượng trung bình cao nhất?

A. Lớp K B. Lớp L C. Lớp M D. Lớp N

Câu 12. Một nguyên tử có 20 proton và 20 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là

A. 2+ B. 38+ C. 22+ D. 18+

Câu 13. Lớp N có số electron tối đa là:

A. 4 B. 18 C. 16. D. 32

Câu 14. Hợp chất RXa có tổng số p là 58. Trong hạt nhân M, số n nhiều hơn số p là 4. Trong hạt nhân X, số p bằng số n. Phân tử khối của RXa

A. 112 B. 120 C. 46. D. 128

Câu 15. Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình e nguyên tử là 1s22s22p63s23p63d54s2. Phát biểu nào sau đây về nguyên tố A không đúng?

A. Cấu hình electron của ion A2+ là [Ar]3d5.

B. Nguyên tử của A có 2 e hóa trị.

C. A là kim loại.

D. A là nguyên tố d.

Câu 16. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 17. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

A.O B. S C. Mg D. P

Câu 18. Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4s24p5 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?

A. chu kì 4, nhóm VIA.

B. chu kì 4, nhóm VIIA.

C. chu kì 5, nhóm IIA.

D.chu kì 4, nhóm VIIB.

Câu 19. X và Y là 2 nguyên tố thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, X có điện tích hạt nhân nhỏ hơn Y. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 32. Hai nguyên tố X và Y lần lượt là?

A. Na(Z=11) và K(Z=19).

B. Al(Z=13) và K(Z=19).

C. Mg(Z=12) và Ca(Z=20).

D. Mg(Z=12) và Ar(Z=18).

Câu 20. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần?

A. I, Br, Cl, F

B. Na, Mg, Al, Si

C. O, S, Se, Te

D. C, N, O, F.

Câu 21. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố có công thức tổng quát là MH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là

A. Si B. Pb C. C D. Sn

Câu 22. Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng

A. số electron lớp ngoài cùng. B. số electron hóa trị.
C. số hiệu nguyên tử. D. số lớp electron.

Câu 23. Nguyên tố hoá học Nhôm (Al) có số hiệu nguyên tử là 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. Điều khẳng định nào sau đây về Al là sai?

A. Hạt nhân nguyên tử Nhôm có 13 proton.

B. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố đó là 13.

C. Nguyên tố hoá học này là một kim loại.

D. Vỏ nguyên tử có 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.

Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 11,2g một kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít (đktc). Kim loại đó là:

A. Cu B. Fe C. Mg D. Ba

Câu 25. Nguyên tố R có hợp chất khí với hidro là RH2. Hỏi R thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

A. VIA B. IVA C. VIIA D. IIA

 ............................HẾT........................

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Hóa học - Đề số 3

1A 2D 3A 4C 5B
6C 7D 8A 9A 10C
11D 12A 13D 14B 15B
16C 17D 18B 19C 20C
21A 22D 23D 24B 25A

D. Đề thi giữa học kì 1 hóa 10 - Đề số 4

Cho: Na = 23, O = 16, C = 12, H = 1, Cu = 64, Fe = 56, S = 32, Br = 80

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,4 điểm)

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Nguyên tử trung hòa về điện

B. Hạt nhân mang điện tích dương

C. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân

D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít.

Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?

A. s1, p2, d8, f12 B.s2, p5, d9, f11 C. s2, p5, d9, f13 D. s2, p6, d10, f14

Câu 3.Cấu hình electron nguyên tử của hai nguyên tố X, Y lần lượt là: 1s22s22p63s2

1s22s22p63s23p4. Kết luận nào sau đây đúng?

A. X, Y đều là kim loại.

B. X là kim loại, Y là phi kim.

C. X là phi kim, Y là kim loại.

D. X, Y đều là phi kim.

Câu 4. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là

A. electron.

B. proton và electron.

C. proton

D. nơtron

Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron. Số hiệu nguyên tử của R là

A. 15. B. 16 C. 14 D. 19

Câu 6. Nguyên tử Zn có kí hiệu hóa học _{_{30}^{65}Zn}. Số notron của nguyên tử là:

A. 30 B. 65 C. 35 D. 15

Câu 7. Bo có hai đồng vị 10B và 11B với nguyên tử khối trung bình là 10,81. Xem nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối. Phần trăm số nguyên tử đồng vị 11B là

A. 81%. B. 40,5% C. 19% D. 59,5%.

Câu 8. Cấu hình electron không đúng là

A. 1s22s22p6.

B. 1s22s22p63s23p4.

C. 1s22s22p63s23p34s2.

D. 1s22s22p63s1

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4

A. P B. Cl C. S D. Si

Câu 10. Phân tử X2Y có tổng số hạt mang điện là 44. Số hạt mang điện của X bằng 4/3 lần số hạt mang điện của Y. Cấu hình electron của Y là

A. 1s22s22p2 B. 1s22s22p3 C. 1s22s22p4 D. 1s22s22p5

Câu 11. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Số khối của X là:

A. 19 B. 23 C. 21 D. 11

Câu 12. Một nguyên tố hoá học X ở chu kỳ 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là

A. 1s22s22p63s23p2

B. 1s22s22p63s23p5

C. 1s22s22p63s23p3

D. 1s22s22p63s23p4

Câu 13. Cấu hình e của _{19}^{39}K: 1s22s22p63s23p64s1. Vậy kết luận nào sau đây sai?

A. Là nguyên tố mở đầu chu kỳ 4.

B. Thuộc chu kỳ 4, nhóm IA.

C. Có 20 notron trong hạt nhân.

D. Nguyên tử có 7e ở lớp ngoài cùng.

Câu 14. X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong một nhóm A và có tổng số hiệu nguyên tử là 27 (Zx <Zy ). Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là:

A. 11, 16 B. 12, 13 C. 9, 18 D. 10, 17

Câu 15.Cho dãy các nguyên tố nhóm IA: Li-Na- K- Rb- Cs. Từ Li đến Cs, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại thay đổi theo chiều nào?

A. Giảm dần.

B. Giảm rồi tăng.

C. Tăng dần.

D. Tăng rồi giảm.

Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro (đktc), X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. Li và Na B. Rb và Cs C. Na và K D. K và Rb.

Câu 17. Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron trong 3 đồng vị bằng 129, số nơtron trong đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt, còn trong đồng vị Z có proton bằng số nơtron. Số khối của đồng vị X là

A. 27 B. 28 C. 30 D. 29

Câu 18. Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 3d54s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?

A. chu kì 4, nhóm VIA.

B. chu kì 4, nhóm VIIA.

C. chu kì 5, nhóm IIA.

D.chu kì 4, nhóm VIIB.

Câu 19. Cho các nguyên tử Na; K; Mg. Thứ tự giảm dần bán kính của các nguyên tử trên là

A. Na < Mg < K

B. K < Mg < Na

C. Mg < Na < K

D. K < Na < Mg

Câu 20. Trong một phân nhóm chính, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần

Câu 21. Ion R3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 2s22p6. Nguyên tố M là :

A. Mg B. Na C. Al D. K

Câu 22. Hợp chất khí với H của nguyên tố Y là YH4 . Oxit cao nhất của nó chứa 46,67%Y về khối lượng. Nguyên tố Y là :

A. Lưu huỳnh

B. Silic

C. Cacbon

D. Natri

Câu 23. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:

A. Trong nguyên tử: số proton = số nơtron= số đơn vị điện tích hạt nhân

B. Tổng số proton và số electron được gọi là số khối.

C. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.

D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron nên số khối khác nhau.

Câu 24. Cho 3,9g một kim loại kiềm, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí hiđro ( ở đktc ). Kim loại đó là :

A. Na B. K C. Mg D. Li

Câu 25. Anion X2− có cấu hình electron là 1s22s22p6. Số electron lớp ngoài cùng của X là

A. 6 B. 4 C. 2 D. 1

 ............................HẾT.......................

D. Đề thi giữa học kì 1 hóa 10 - Đề số 5

I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)

Câu 1: Số proton và số notron có trong một nguyên tử sắt (5626Fe) lần lượt là

A. 26 và 30

B. 56 và 26

C. 26 và 56

D. 30 và 26

Câu 2: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng

A. số lớp electron

B. số electron hóa trị

C. số proton

D. số điện tích hạt nhân

Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. notron và electron

B. proton và notron

C. proton và electron

D. proton, notron và electron

Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron hai lớp bên ngoài là 3d24s2. Tổng số electron trong 1 nguyên tử của X là:

A. 24

B. 22

C. 20

D. 18

Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 8

B. 10

C. 11

D. 20

Câu 6: Nguyên tố R có hợp chất khí với hidro là RH3. Hỏi R thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

A. VIA

B. IVA

C. VA

D. IIA

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. Chu kì 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại

B. Chu kì 3, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim

C. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim

D. Chu kỳ 4, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim

Câu 8: Nguyên tố Bo có hai đồng vị: 10B chiếm 18,89% số nguyên tử và 11B chiếm 81,11% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của Bo là

A. 11,81

B. 10,18

C. 10,50

D. 10,81

Câu 9: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 82, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hoá học của X là :

A. 5726Fe

B. 5728Ni

C. 5527Co

D. 5626Fe

Câu 10: Clo có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl; hidro có hai đồng vị bền là 1H và 2H. Số phân tử HCl có thành phần đồng vị khác nhau là

A. 4

B. 6

C. 2

D. 8

Câu 11: Nguyên tử R có phân mức năng lượng cao nhất (ở trạng thái cơ bản) là 2p4. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là

A. 10

B. 16

C. 18

D. 8

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 12. Cấu hình electron của X2+

A. 1s22s22p63s23p3

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p63s23p2

D. 1s22s22p63s1

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm) Cho các nguyên tố X  (Z = 13) và Y (Z=17).

1. Viết cấu hình electron nguyên tử và cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim? Vì sao?

2. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Câu 2. (2,5 điểm) Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (electron, proton, notron) cấu tạo nên nó là 34. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

1. Xác định số hạt (electron, proton, notron) có trong X và viết kí hiệu nguyên tử của X.

2. Viết cấu hình electron nguyên tử của X.

3. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn.

Câu 3. (2 điểm) Cho 8,15 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hoàn toàn với nước dư. Sau phản ứng thu được 2,8 lít H2 (đktc).

a) Xác định hai kim loại X, Y

b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

----------------- Hết ----------------

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Hóa tại: Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Hóa năm 2021 - 2022 Có đáp án

...................................

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa năm 2020 - 2021 Có đáp án tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà TimDapAntổng hợp biên soạn và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!