Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Đề thi môn Lý có đáp án sẽ giúp các bạn luyện tập và kiểm tra kiến thức dễ dàng hơn, chuẩn bị tốt nhất cho các bài thi, bài kiểm tra sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016
Trường THPT Phan Ngọc Hiển
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT, GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: VẬT LÝ, KHỐI 10
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều thì sau 20s nó đạt vận tốc 36km/h. Hỏi sau bao lâu tàu đạt vận tốc 54km/h:
A. 23s B. 26s C. 30s D. 34s
Câu 2: Vật chuyển động chậm dần đều
A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động.
B. Gia tốc của vật luôn luôn dương.
C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động.
D. Gia tốc của vật luôn luôn âm.
Câu 3: Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là
A. 6min15s B. 7min30s C. 6min30s D. 7min15s
Câu 4: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là
A. v = 8,899m/s B. v = 10m/s C. v = 5m/s D. v = 2m/s
Câu 5: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc với chu kỳ T và tần số f là
A. ω= 2π/T; f = 2πω. B. T = 2π/ω; f = 2πω.
C. T = 2π/ω; ω = 2πf. D. ω = 2π/f; ω = 2πT.
Câu 6: Phương trình liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của chuyển động chậm dần đều (a ngược dấu với v0 và v) là :
A. v2 – v02 = - 2as. B. v2 + v02 = 2as .
C. v2 + v02 = - 2as. D. v2 – v02 = 2as.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (4 điểm) Một mô-tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 6 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. Sau 3 s xe đạt tốc độ là 18 m/s.
a) Tính gia tốc của xe
b) Viết phương trình chuyển động của xe kể từ lúc tăng tốc
c) Tính quãng đường mô-tô đi được và vận tốc của mô-tô sau 6 s.
d) Ngay khi mô-tô bắt đầu tăng tốc thì ở phía trước cách mô-tô một đoạn là 72 m có một ô-tô thứ hai đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 6 m/s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc mô-tô tăng tốc thì hai xe gặp nhau
Câu 2: (3 điểm) Người ta thả rơi một hòn đá từ một độ cao h, sau 5s thì vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2
a) Tính độ cao h và vận tốc của hòn đá khi vừa chạm đất.
b) Tính quãng đường của hòn đá đi được trong giây thứ 5.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1C 2C 3C 4B 5C 6D
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1
Chọn gốc tọa độ tại vị trí xe tăng tốc, chiều dương là chiều chuyển động của xe.
Gốc thời gian là lúc xe bắt đầu tăng tốc.
a. Gia tốc của xe: (1 điểm)
b. Phương trình chuyển động của xe 1: x1 = 6t + 2t2 (1 điểm)
c. Quãng đường xe 1 đi được sau 6s: s = x1 = 6t + 2t2 = 108 (m) (1 điểm)
d. Phương trình chuyển động của xe 2: x2 = 72 + 6t
Hai xe gặp nhau khi: x1 = x2 ↔ 6t + 2t2 = 72t + 6t → t = 6s (1 điểm)
Câu 2:
Độ cao h: h = 1/2 gt2 = 125 (m) (1 điểm)
Vận tốc của hòn bi khi vừa chạm đất: v = gt = 50 (m/s) (1 điểm)
Quãng đường của hòn bi đi trong 4s đầu: h' = 1/2 gt2 = 80 (m)
Quãng đường của hòn bi đi trong giây thứ 5: Δh = h - h' = 45 (m) (1 điểm)