Đề kiểm tra hóa lớp 10 giữa học kì 1
Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Hóa năm 2021 - 2022 Có đáp án được đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn, đề thi gồm 2 phần: phần 1 trắc nghiệm khách quan gồm 12 câu hỏi, phần 2 tự luận đòi hỏi các bạn học sinh vận dụng giải 3 câu hỏi bài tập. Nội dung kiến thức bài kiểm tra được xây dựng trên cơ sở kiến thức các em đã được học, nhằm đánh giá, ôn tập cũng như củng cố lại các nội dung kiến thức bài tập cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo.
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa năm 2021 - 2022 Đề 1
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa năm 2021 - 2022 Đề 4
Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Đề thi hóa 10 giữa học kì 1
Đề số1
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Câu 1: Số proton và số notron có trong một nguyên tử sắt (5626Fe) lần lượt là
A. 26 và 30
B. 56 và 26
C. 26 và 56
D. 30 và 26
Câu 2: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
A. số lớp electron
B. số electron hóa trị
C. số proton
D. số điện tích hạt nhân
Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. notron và electron
B. proton và notron
C. proton và electron
D. proton, notron và electron
Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron hai lớp bên ngoài là 3d24s2. Tổng số electron trong 1 nguyên tử của X là:
A. 24
B. 22
C. 20
D. 18
Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 8
B. 10
C. 11
D. 20
Câu 6: Nguyên tố R có hợp chất khí với hidro là RH3. Hỏi R thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. VIA
B. IVA
C. VA
D. IIA
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. Chu kì 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại
B. Chu kì 3, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim
C. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim
Câu 8: Nguyên tố Bo có hai đồng vị: 10B chiếm 18,89% số nguyên tử và 11B chiếm 81,11% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của Bo là
A. 11,81
B. 10,18
C. 10,50
D. 10,81
Câu 9: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 82, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hoá học của X là :
A. 5726Fe
B. 5728Ni
C. 5527Co
D. 5626Fe
Câu 10: Clo có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl; hidro có hai đồng vị bền là 1H và 2H. Số phân tử HCl có thành phần đồng vị khác nhau là
A. 4
B. 6
C. 2
D. 8
Câu 11: Nguyên tử R có phân mức năng lượng cao nhất (ở trạng thái cơ bản) là 2p4. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 10
B. 16
C. 18
D. 8
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 12. Cấu hình electron của X2+ là
A. 1s22s22p63s23p3
B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p63s23p2
D. 1s22s22p63s1
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Cho các nguyên tố X (Z = 13) và Y (Z=17).
1. Viết cấu hình electron nguyên tử và cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim? Vì sao?
2. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Câu 2. (2,5 điểm) Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (electron, proton, notron) cấu tạo nên nó là 34. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
1. Xác định số hạt (electron, proton, notron) có trong X và viết kí hiệu nguyên tử của X.
2. Viết cấu hình electron nguyên tử của X.
3. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn.
Câu 3. (2 điểm) Cho 8,15 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hoàn toàn với nước dư. Sau phản ứng thu được 2,8 lít H2 (đktc).
a) Xác định hai kim loại X, Y
b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
----------------- Hết ----------------
Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Hóa
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1A | 2A | 3B | 4B | 5C | 6C |
7D | 8D | 9D | 10A | 11B | 12B |
II. Tự luận
Câu 1.
- Cấu hình electron: 13X: 1s22s22p63s23p1
Vì có 3e ở lớp ngoài cùng nên X là kim loại
Ta có p = 13 => X ở ô thứ 13
X có 3 lớp e nên X ở chu kì 3
X có 3e lớp ngoài cùng nên 3 ở nhóm IIIA
X chính là nguyên tố nhôm, kí hiệu Al
- Cấu hình electron: 17Y: 1s22s22p63s23p5
Vì có 7e ở lớp ngoài cùng nên Y là phi kim
Ta có p = 17 => Y ở ô thứ 17
Y có 3 lớp e nên Y ở chu kì 3
Y có 7e lớp ngoài cùng nên Y ở nhóm VIIA
Y chính là nguyên tố clo, kí hiệu Cl
Câu 2.
Gọi số hạt proton và notron của X lần lượt là P, N
Vì số P = E = Z
Tổng số hạt của X là 34 suy ra 2P + N =34 (1)
Số hạt mang điện trong X nhiều hơn số hạt không mang điện là 10
nên 2P – N= 10 (2)
Giải 2 phương trình (1) và (2) ta được P = 11 và N = 12
Vậy Z = 11 => Nguyên tố X là Natri kí hiệu Na
Cấu hình electron của nguyên tố Na
11Na: 1s22s22p63s1
X có 3 lớp e nên X ở chu kì 3
X có 1e lớp ngoài cùng nên X ở nhóm IA
Câu 3.
a) Gọi công thức trung bình của 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IA là M
Ta có phương trình hóa học
2M + 2H2O → 2MOH + H2
Số mol khí H2 là nH2 = 2,8/22,4 = 0,125 mol
Nên số mol của M là 0,5 mol
Suy ra M = 8,15/0,25 = 32,6
X < 32,5 < Y
Vậy 2 kim loại thuộc nhóm IA ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn thỏa mãn là Na va K
b) Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K
Theo đề bài ta có:
x + y = 0,25
23x + 39y = 8,15
Giải hệ phương trình ta được x = 0,1; y = 0,15 mol
=> mNa = 0,1.23 = 2,3 gam
=> %mNa = 2,3/8,15 = 28,22%
=> %mK = 71,78%
.................................
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Hóa có đáp án. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà TimDapAntổng hợp biên soạn và đăng tải.