Trả lời câu hỏi 1 Bài 1 trang 4 SGK Toán 9 Tập 1

Giải Trả lời câu hỏi Bài 1 trang 4 SGK Toán 9 Tập 1. Tìm các căn bậc hai của mỗi số sau:


Đề bài

Tìm các căn bậc hai của mỗi số sau:

a) 9;        b) \(\dfrac{4}{9}\);        c) 0,25;        d) 2.  

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho \({x^{2\;}} = a.\)

+ Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau  là \(\sqrt a \)  và \( - \sqrt a \)

Lời giải chi tiết

+ Căn bậc hai của số \(9\) là \(3\) và \(-3\) (vì \(3^2=9\) và \((-3)^2=9\))

+ Căn bậc hai của số \(\dfrac{4}{9}\) là \(\dfrac{2}{3}\) và \(-\dfrac{2}{3}\) (vì \({\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^2} = \dfrac{4}{9}\) và \({\left( {-\dfrac{2}{3}} \right)^2} = \dfrac{4}{9}\))

+ Căn bậc hai của số \(0,25\) là \(0,5\) và \(-0,5\) ( vì \(0,5^2=0,25\) và \((-0,5)^2=0,25\))

+ Căn bậc hai của số \(2\) là \(\sqrt 2\) và \(-\sqrt 2\) (vì \((\sqrt 2)^2=2\) và \((-\sqrt 2)^2=2\))

a) Căn bậc hai của 9 là 3 và -3 (vì \({3^2} = 9\) và \({\left( { - 3} \right)^2} = 9\))

b) Căn bậc hai của \(\dfrac{4}{9}\)  là \(\dfrac{2}{3}\)  và \( - \dfrac{2}{3}\)  (vì \({\left( \displaystyle{{2 \over 3}} \right)^2} = \displaystyle{4 \over 9}\) và \({\left( { - \displaystyle{2 \over 3}} \right)^2} = \displaystyle{4 \over 9}\))

c) Căn bậc hai của 0,25 là 0,5 và -0,5 (vì \(0,{5^2} = 0,25\) và \(\left( { - 0,5} \right)^2 = 0,25\))

d) Căn bậc hai của 2 là \(\sqrt 2 \) và \( - \sqrt 2 \)  (vì \({\left( {\sqrt 2 } \right)^2} = 2\) và \({\left( { - \sqrt 2 } \right)^2} = 2\))

Bài giải tiếp theo
Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 5 SGK Toán 9 Tập 1
Trả lời câu hỏi 4 Bài 1 trang 6 SGK Toán 9 Tập 1
Trả lời câu hỏi 3 Bài 1 trang 5 SGK Toán 9 Tập 1
Trả lời câu hỏi 5 Bài 1 trang 6 SGK Toán 9 Tập 1

Bài học bổ sung
Lý thuyết về căn bậc hai

Video liên quan