Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 3 năm 1945

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương


1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939

- Thời gian: tháng 11/1939

- Địa điểm: Bà Điểm, Hóc Môn

- Chủ trì: Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ

- Nội dung:

Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai; giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

+ Khẩu hiệu: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng; tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công – nông – binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa.

+ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.

+ Mặt trận: thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc chống đế quốc.

- Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.

2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới (giảm tải)

3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)

- Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Pó (Hà Quảng-Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

- Nội dung:

+ Giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ “bức thiết nhất”.

+ Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ thực hiện khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công.

+ Thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Công hòa Dân chủ.

+ Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.

+ Thay tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc.

+ Hình thức khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

- Ý nghĩa:

+ Đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.

+ Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Ngày 19-5-1941, Việt Nam độc lập đông minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ của Việt Minh được công bố chính thức. Chương trình cứu nước của Việt Minh được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

a) Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang

Xây dựng lực lượng chính trị: 

+ Vận động quần chúng nhân dân tham gia Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn được thành lập.

+ Các Hội Cứu quốc được thành lập.

+ Năm 1943, Đảng đã đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam.

+ Năm 1945, Đảng Dân chủ Việt Nam Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh.

Xây dựng lực lượng vũ trang:

+ Theo chủ trương của Đảng, một số bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích, hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

+ Năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (14-2-1941).

+ Ngày 15-9-1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời.

+ Cuối năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang để chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thúc đẩy cơ sở chính trị phát triển. Người còn tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, biên soạn theo tài liệu về cách đánh du kích, kinh nghiệm của du kích Nga, kinh nghiệm của du kích Tàu.

Xây dựng căn cứ địa:

+ Vùng Bắc Sơn - Võ Nhai được chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng.

+ Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Đó là hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta.

b) Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

+ Từ ngày 25 đến ngày 28-2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh-Phúc Yên). Hội nghị đã vạch ra kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.

+ Ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Cứu quốc quân hoạt động mạnh mẽ, tuyên truyền vũ trang, gây dựng cơ sở chính trị, mở rộng căn cứ. Trong quá trình đó, Trung đội Cứu quốc quân III ra đời (25-2-1944).

+ Ở căn cứ Cao Bằng, những đội tự vệ vũ trang, đội du kích được thành lập.

+ Năm 1943, Ban Việt Minh liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng lập ra 19 ban “Xung phong Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn-Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi.

+ Ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp “Sửa soạn khởi nghĩa” và ngày 10-8-1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung”.

+ Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai ngày sau khi ra đời, Đội đã đnáh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Căn cứ Cao-Bắc-Lạng được củng cố và mở rộng.

- Công cuộc chuẩn bị được tiếp tục cho đến trước ngày Tổng khởi nghĩa.



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến