Lý thuyết về số gần đúng - sai số

Cách viết chuẩn số gần đúng a là cách viết mà tất cả các chữ số của nó đều đáng tin.


Tóm tắt lý thuyết

1. Số gần đúng

Số \(\overline{a}\) biểu thị giá trị thực của một đại lượng gọi là số đúng. Số \(a\) có giá trị ít nhiều sai lệch với số đúng \(\overline{a}\) gọi là số gần đúng của số \(\overline{a}\).

2. Sai số tuyệt đối, sai số tương đối

Cho \(a\) là số gần đúng của số \(\overline{a}\).
Ta gọi là sai số tuyệt đối của số \(a\), kí hiệu \(∆_a\) với \(∆_a= |a- \overline{a}|\).

Ta gọi là sai số tương đối của số \(a\), kí hiệu \(\delta_a\) với \(\delta_a=\frac{\Delta _{a}}{|a|}=\frac{|a-\overline{a}|}{|a|}\).

3. Độ chính xác của một số gần đúng

Vì không biết số đúng \(\overline{a}\) nên không thể biết chính xác sai số tuyệt đối của số gần đúng \(a\).

Tuy nhiên có thể đánh giá \(∆_a = |a- \overline{a}| ≤ h\) (không vượt quá \(h\))

Khi đó ta có: \(-h ≤ a-\overline{a} ≤ h\) hay \(a-h ≤ \overline{a}≤ a+h\) và ta nói \(a\) là số gần đúng của số \(\overline{a}\) với độ chính xác h và viết \(\overline{a} = a±h\).

4. Chữ số đáng tin (chữ số chắc)

Cho \(a\) là số gần đúng của số \(\overline{a}\).

Trong cách ghi thập phân của \(a\), ta bảo chữ số k cuả \(a\) là chữ số đáng tin (hay chữ số chắc) nếu sai số tuyệt đối \(∆_a\) không vượt quá một đơn vị của hàng có chữ số \(k\).

Ví dụ: \(a=18,3651\)

\(∆_a=0,02\)

Các chữ số đáng tin là \(1, 8, 3\), các chữ số \(6, 5, 1\), không đáng tin.

Chú ý rằng chữ số \(k\) là đáng tin thì tất cả các chữ số đứng bên trái \(k\) đều là các chữ số đáng tin.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 23 SGK Đại số 10
Bài 2 trang 23 SGK Đại số 10
Bài 3 trang 23 SGK Đại số 10
Bài 4 trang 23 SGK Đại số 10
Bài 5 trang 23 SGK Đại số 10
Câu hỏi 1 trang 19 SGK Đại số 10
Câu hỏi 2 trang 20 SGK Đại số 10
Câu hỏi 3 trang 22 SGK Đại số 10

Bài học bổ sung
Bài 1 trang 23 SGK Đại số 10

Video liên quan



Bài học liên quan