Giải Bài 7 trang 28 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Cho hai đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 3\) và \(y = - \dfrac{1}{2}x + 3\). Hai đường thẳng đã cho


Đề bài

Cho hai đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 3\) và \(y =  - \dfrac{1}{2}x + 3\). Hai đường thẳng đã cho

A. Cắt nhau tại điểm có hoành độ là 3.         

B. Song song với nhau.

C. Cắt nhau tại điểm có tung độ là 3.           

D. trùng nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Hai đường thẳng phân biệt song song với nhau khi chúng có hệ số góc bằng nhau.

- Hai đường thẳng trùng nhau nếu chúng có hệ số góc bằng nhau và cắt trục tung tại cùng một điểm.

- Hai đường thẳng cắt nhau nếu chúng có hệ số góc khác nhau.

- Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nếu điểm đó thuộc cả hai đường thẳng.

Lời giải chi tiết

Đáp án đúng là C

Đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 3\) có hệ số góc là \(a = \dfrac{1}{2}\); Đường thẳng \(y =  - \dfrac{1}{2}x + 3\) có hệ số góc là \(a = \dfrac{{ - 1}}{2}\). Do đó, hai đường thẳng này cắt nhau.

Lại có:  Đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 3\) cắt trục tung tại điểm \(A\left( {0;3} \right)\); Đường thẳng \(y =  - \dfrac{1}{2}x + 3\) cắt trục tung tại điểm \(A\left( {0;3} \right)\). Do đó, \(A\) là giao điểm của hai đường thẳng.

Hoành độ điểm \(A\) là \(x = 0\); tung độ của điểm \(A\) là \(y = 3\).

Bài giải tiếp theo
Giải Bài 8 trang 28 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 9 trang 28 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 10 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 11 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 12 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 13 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 14 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 15 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 16 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 17 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa