Giải Bài 12 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm


Đề bài

Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A\left( { - 2;0} \right);B\left( {0;4} \right);C\left( {5;4} \right);D\left( {3;0} \right)\). Tứ giác \(ABCD\) là hình gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) nghĩa là hoành độ của điểm \(M\) là \({x_0}\) và tung độ của điểm \(M\) là \({y_0}\).

- Hai điểm có cùng tung độ thì đoạn thẳng nối hai điểm đó song song với trục hoành.

- Hai điểm có cùng tung độ thì độ dài đoạn thẳng nối hai điểm đó bằng giá trị tuyệt đối của hiệu hai hoành độ.

Lời giải chi tiết

\(A\left( { - 2;0} \right)\) \( \Rightarrow \) hoành độ của điểm \(A\) là –2 và tung độ của điểm \(A\) là 0.

\(B\left( {0;4} \right)\) \( \Rightarrow \) hoành độ của điểm \(B\) là 0 và tung độ của điểm \(B\) là 4.

\(C\left( {5;4} \right)\) \( \Rightarrow \) hoành độ của điểm \(C\) là 5 và tung độ của điểm \(C\) là 4.

\(D\left( {3;0} \right)\) \( \Rightarrow \) hoành độ của điểm \(D\) là 3 và tung độ của điểm \(D\) là 0.

Biểu diễn các điểm \(A;B;C;D\) trên mặt phẳng tọa độ ta được:

 

Vì hai điểm \(B;C\) có tung độ bằng nhau nên \(BC\) song song với \(Ox\); Hai điểm \(A;D\) có tung độ bằng nhau nên \(AD\) song song với \(Ox\).

Do đó, \(BC//AD\).

Lại có, \(AD = \left| {3 - \left( { - 1} \right)} \right| = 4;BC = \left| {4 - 0} \right| = 4\). Do đó, \(AD = BC\).

Xét tứ giác \(ABCD\)có:

\(AD = BC\)

\(BC//AD\)

Do đó, tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành. 

Bài giải tiếp theo
Giải Bài 13 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 14 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 15 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 16 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 17 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 18 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 19 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa