Giải Bài 15 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Một người đi bộ với tốc độ không đổi 3\(km/h\). Gọi \(s\left( {km} \right)\) là quãng đường đi được trong \(t\) (giờ). a) Lập công thức tính \(s\) theo \(t\). b) Vẽ đồ thị của hàm số \(s\) theo biến số \(t\).
Đề bài
Một người đi bộ với tốc độ không đổi 3\(km/h\). Gọi \(s\left( {km} \right)\) là quãng đường đi được trong \(t\) (giờ).
a) Lập công thức tính \(s\) theo \(t\).
b) Vẽ đồ thị của hàm số \(s\) theo biến số \(t\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Công thức tính quãng đường theo vận tốc và thời gian là:
\(s = v.t\) với \(s\) là quãng đường; \(v\) là vận tốc và \(t\) là thời gian.
Để vẽ đồ thị hàm số \(y = ax\), ta thường thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định một điểm \(M\) trên đồ thị khác gốc tọa độ \(O\), chẳng hạn \(M\left( {1;a} \right)\).
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm \(O\) và \(M\).
Lời giải chi tiết
a) Quãng được vật đi được với vận tốc 3 \(km/h\)trong khoảng thời gian \(t\) (giờ) là:
\(s = v.t = 3.t\).
b) Vẽ đồ thị hàm số \(s = 3.t\)
Cho \(t = 1 \Rightarrow s = 3.1 = 3\)\( \Rightarrow \) đồ thị hàm số đi qua điểm \(M\left( {1;3} \right)\).
Đồ thị hàm số \(s = 3.t\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O\) và \(M\).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài 15 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo timdapan.com"