Bài 22 trang 66 SBT toán 9 tập 1

Giải bài 22 trang 66 sách bài tập toán 9. Xác định hàm số trong mỗi trường hợp sau, biết đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua gốc tọa độ:


Xác định hàm số trong mỗi trường hợp sau, biết đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua gốc tọa độ:

LG a

Đi qua điểm \(A(3;2)\) ;

Phương pháp giải:

- Gọi d là đồ thị của hàm số  \(y = ax + b\) \((a \ne 0)\), d cắt trục hoành tại \(B\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\) và cắt trục tung tại \(A\left( {0;b} \right).\)

Điểm \(M({x_0};{y_0})\) thuộc d khi và chỉ khi \(y_0 = ax_0 + b\).

- Đường thẳng \(y = ax + b\) \((a \ne 0)\) và \(y = a'x + b'\) \((a' \ne 0)\). Hai đường thẳng song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a';b \ne b'\).

Lời giải chi tiết:

Đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ có dạng \(y = ax\)

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(A(3;2)\) nên tọa độ A nghiệm đúng

phương trình hàm số.

Ta có: \(2 = a.3 \Leftrightarrow a = \dfrac{2 }{ 3}\)

Vậy hàm số đã cho là \(y = \dfrac{2 }{ 3}x\).


LG b

Có hệ số \(a\) bằng \(\sqrt 3 \) ;

Phương pháp giải:

- Gọi d là đồ thị của hàm số  \(y = ax + b\) \((a \ne 0)\), d cắt trục hoành tại \(B\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\) và cắt trục tung tại \(A\left( {0;b} \right).\)

Điểm \(M({x_0};{y_0})\) thuộc d khi và chỉ khi \(y_0 = ax_0 + b\).

- Đường thẳng \(y = ax + b\) \((a \ne 0)\) và \(y = a'x + b'\) \((a' \ne 0)\). Hai đường thẳng song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a';b \ne b'\).

Lời giải chi tiết:

Vì \(a = \sqrt 3 \) nên ta có hàm số cần tìm là: \(y = \sqrt 3 x\)


LG c

Song song với đường thẳng \(y =3x + 1.\)

Phương pháp giải:

- Gọi d là đồ thị của hàm số  \(y = ax + b\) \((a \ne 0)\), d cắt trục hoành tại \(B\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\) và cắt trục tung tại \(A\left( {0;b} \right).\)

Điểm \(M({x_0};{y_0})\) thuộc d khi và chỉ khi \(y_0 = ax_0 + b\).

- Đường thẳng \(y = ax + b\) \((a \ne 0)\) và \(y = a'x + b'\) \((a' \ne 0)\). Hai đường thẳng song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a';b \ne b'\).

Lời giải chi tiết:

Đồ thị hàm số \(y = ax\) song song với đường thẳng \(y = 3x + 1\) nên hệ số \(a = 3.\)

Vậy hàm số đã cho là \(y = 3x.\)

Bài giải tiếp theo
Bài 23 trang 66 SBT toán 9 tập 1
Bài 24 trang 66 SBT toán 9 tập 1
Bài 4.1 phần bài tập bổ sung trang 66 SBT toán 9 tập 1
Bài 4.2 phần bài tập bổ sung trang 66 SBT toán 9 tập 1
Bài 4.3 phần bài tập bổ sung trang 67 SBT toán 9 tập 1
Bài 4.4 phần bài tập bổ sung trang 67 SBT toán 9 tập 1

Video liên quan



Từ khóa