Bài 1.76 trang 40 SBT giải tích 12
Giải bài 1.76 trang 40 sách bài tập giải tích 12. Xác định m để hàm số đơn điệu trên R...
Cho hàm số: \(y = - ({m^2} + 5m){x^3} + 6m{x^2} + 6x - 5\)
LG a
Xác định \(m\) để hàm số đơn điệu trên \(\mathbb{R}\). Khi đó, hàm số đồng biến hay nghịch biến? Tại sao?
Phương pháp giải:
- Tính \(y'\).
- Hàm số đơn điệu trên \(\mathbb{R}\) \( \Leftrightarrow y'\) không đổi dấu trên \(\mathbb{R}\).
Giải chi tiết:
Ta có: \(y' = - 3({m^2} + 5m){x^2} + 12mx + 6\)
Hàm số đơn điệu trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi \(y'\) không đổi dấu.
Ta xét các trường hợp:
+) \({m^2} + 5m = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = - 5\end{array} \right.\)
- Với \(m = 0\) thì \(y' = 6 > 0\) nên hàm số luôn đồng biến (thỏa mãn)
- Với \(m = - 5\) thì \(y' = - 60x + 6\) đổi dấu khi \(x\) đi qua \(\dfrac{1}{{10}}\) nên hàm số không đơn điệu trên \(\mathbb{R}\) (loại).
+) Với \({m^2} + 5m \ne 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\m \ne - 5\end{array} \right.\).
Khi đó, \(y'\) không đổi dấu nếu \(\Delta ' = 36{m^2} + 18({m^2} + 5m) \le 0\)\( \Leftrightarrow 3{m^2} + 5m \le 0\)\( \Leftrightarrow - \dfrac{5}{3} \le m \le 0\)
Với điều kiện đó, ta có \( - 3({m^2} + 5m) > 0\) nên \(y' > 0\) và do đó hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
Vậy với điều kiện \( - \dfrac{5}{3} \le m \le 0\) thì hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
LG b
Với giá trị nào của \(m\) thì hàm số đạt cực đại tại \(x = 1\)?
Phương pháp giải:
Hàm số đạt cực đại tại \(x = {x_0}\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}f'\left( {{x_0}} \right) = 0\\f''\left( {{x_0}} \right) < 0\end{array} \right.\)
Giải chi tiết:
Nếu hàm số đạt cực đại tại \(x = 1\) thì \(y'\left( 1 \right) = 0\)\( \Leftrightarrow - 3{m^2} - 3m + 6 = 0\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = - 2\end{array} \right.\)
Mặt khác, \(y'' = - 6({m^2} + 5m)x + 12m\)
+) Với \(m = 1\;\) thì \(y'' = - 36x + 12\). Khi đó, \(y''\left( 1 \right) = - 24 < 0\), hàm số đạt cực đại tại \(x = 1\).
+) Với \(m = - 2\) thì \(y'' = 36x-24\). Khi đó, \(y''\left( 1 \right) = 12 > 0\), hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 1\).
Vậy với \(m = 1\;\) thì hàm số đạt cực đại tại \(x = 1\).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1.76 trang 40 SBT giải tích 12 timdapan.com"