Bài 1.15 trang 23 SBT đại số và giải tích 11

Giải bài 1.15 trang 23 sách bài tập đại số và giải tích 11. Giải các phương trình...


Giải các phương trình:

LG a

\(\cos(x+3) =\dfrac{1}{3}\)

Phương pháp giải:

Phương trình \(\cos x=a\)

Nếu \(|a|>1\) phương trình vô nghiệm

Nếu \(|a|\le 1\) khi đó phương trình có nghiệm là

\(x=\pm\arccos a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

Lời giải chi tiết:

\(\cos(x+3) =\dfrac{1}{3}\)

\(\Leftrightarrow x+3 = \pm\arccos\dfrac{1}{3}+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

Vậy phương trình có nghiệm là

\(\Leftrightarrow x =-3 \pm\arccos\dfrac{1}{3}+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)


LG b

\(\cos(3x-45^o)=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)

Phương pháp giải:

Phương trình \(\cos x=a\)

Nếu \(|a|>1\) phương trình vô nghiệm

Nếu \(|a|\le 1\) có \(\beta^o\) thỏa mãn \(\cos\beta^o=a\)
trong đó \(\beta^o=\arccos a\)

Khi đó phương trình có nghiệm là \(x=\pm\beta^o+k{360}^o ,k \in \mathbb{Z}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\dfrac{\sqrt{3}}{2}=\cos {30}^o\)

Khi đó: \(\cos(3x-45^o)=\cos {30}^o\)

\(\Leftrightarrow 3x-{45}^o = \pm{30}^o+k{360}^o ,k \in \mathbb{Z}\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x= {25}^o+k{120}^o ,k \in \mathbb{Z}\\x= {5}^o+k{120}^o ,k \in\mathbb{Z}\end{array} \right. \)

Vậy nghiệm của phương trình là:

\(x= {25}^o+k{120}^o ,k \in \mathbb{Z}\)

và \( x= {5}^o+k{120}^o ,k \in\mathbb{Z} \)


LG c

\(\cos(2x+\dfrac{\pi}{3})=-\dfrac{1}{2}\)

Phương pháp giải:

Phương trình \(\cos x=a\)

Nếu \(|a|>1\) phương trình vô nghiệm

Nếu \(|a|\le 1\) khi đó phương trình có nghiệm là

\(x=\pm\arccos a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(-\dfrac{1}{2}=\cos(\arccos-\dfrac{1}{2})\)

\(=\cos (\dfrac{2\pi}{3})\)

Khi đó: \(2x+\dfrac{\pi}{3}=\pm\dfrac{2\pi}{3}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \dfrac{\pi}{6}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\\x=-\dfrac{\pi}{2}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right. \)

Vậy phương trình có các nghiệm là:

\(x = \dfrac{\pi}{6}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

và \(x=-\dfrac{\pi}{2}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)


LG d

\((2+\cos x)(3\cos2x-1)=0\).

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(f(x)g(x)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[ \begin{array}{l} f(x) = 0\\g(x) = 0\end{array} \right.\)

Phương trình \(\cos x=a\)

Nếu \(|a|>1\) phương trình vô nghiệm

Nếu \(|a|\le 1\) khi đó phương trình có nghiệm là

\(x=\pm\arccos a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \((2+\cos x)(3\cos2x-1)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[ \begin{array}{l} 2+\cos x = 0\\3\cos2x-1 = 0\end{array} \right.\)

Nếu \(\cos x = -2\) (vô nghiệm)

Nếu \(\cos 2x = \dfrac{1}{3}\)

\(\Leftrightarrow 2x = \pm\arccos\dfrac{1}{3}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)

\(\Leftrightarrow x = \pm\dfrac{1}{2}\arccos\dfrac{1}{3}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)

Vậy nghiệm của phương trình là:

\(x = \pm\dfrac{1}{2}\arccos\dfrac{1}{3}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)

 

Bài giải tiếp theo
Bài 1.16 trang 24 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.17 trang 24 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.18 trang 24 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.19 trang 24 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.20 trang 24 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.21 trang 25 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.22 trang 25 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.23 trang 25 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.24 trang 25 SBT đại số và giải tích 11

Video liên quan



Từ khóa