Bài 2 trang 63 sách giáo khoa hình học lớp 11

Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy một điểm M. Cho (α) là mặt phẳng qua M, song song với hai đường thẳng AC và BD


Đề bài

Cho tứ diện \(ABCD\). Trên cạnh \(AB\) lấy một điểm \(M\). Cho \((α)\) là mặt phẳng qua \(M\), song song với hai đường thẳng \(AC\) và \(BD\)

a) Tìm giao tuyến của \((α)\) với các mặt tứ diện

b) Thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng \((α)\) là hình gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng nội dung của định lí 2:

Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng \(\alpha\). Nếu mặt phẳng \(\beta\) chứa a và cắt \(\alpha\) theo giao tuyến b thì b song song với a.

Lời giải chi tiết

a) Ta có:

+) \((α) //  AC, AC ∈(ABC), M\) là điểm chung của \(( α)\) và  \((ABC)\)

\(\Rightarrow \) Giao tuyến của mặt phẳng (ABC) và \((\alpha)\)  là đường thẳng qua M và song song với AC.

Qua M kẻ \(MN//AC\,\,\left( {N \in BC} \right) \Rightarrow \left( \alpha  \right) \cap \left( {ABC} \right) = MN\).

+) \((α) //  BD, BD ∈(BCD), N\) là điểm chung của \((α)\) và  \((BCD)\)

\(\Rightarrow \) Giao tuyến của mặt phẳng (BCD) và \((\alpha)\)  là đường thẳng qua \(N\) và song song với \(BD\).

Qua \(N\) kẻ \(NP//BD\,\,\left( {P \in CD} \right) \Rightarrow \left( \alpha  \right) \cap \left( {BCD} \right) = NP\).

+) \((α) //  AC, AC ∈(ACD), P\) là điểm chung của \(( α)\) và  \((ACD)\)

\(\Rightarrow \) Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và \((\alpha)\) là đường thẳng qua P và song song với AC.

Qua P kẻ \(PQ//AC\,\,\left( {Q \in AD} \right) \Rightarrow \left( \alpha  \right) \cap \left( {ACD} \right) = PQ\).

Vậy thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng \((\alpha)\) là tứ giác \(MNPQ\).

b) Xét tứ giác MNPQ có: \(MN // PQ // AC, MQ // NP // BQ\).

Vậy thiết diện là hình bình hành \(MNPQ\). 

 

Bài giải tiếp theo
Bài 3 trang 63 sách giáo khoa hình học lớp 11
Câu hỏi 1 trang 60 SGK Hình học 11
Câu hỏi 2 trang 61 SGK Hình học 11
Phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng

Video liên quan



Từ khóa