Tam tài giả, thiên địa nhân
Tam tài giả, thiên địa nhân.
Thành ngữ nói về những thành phần cấu tạo nên trời đất, vũ trụ của chúng ta (theo quan niệm xưa), bao gồm: trời, đất và con người.
Giải thích thêm
-
Tam tài: tức Thiên tài (trời), Địa tài (đất), Nhân tài (người).
-
Thiên: bầu trời.
-
Địa: mặt đất.
-
Nhân: con người.
-
Giả: từ thay thế để chỉ người, vật.
-
Thành ngữ trên xuất phát từ sách Tam Tự Kinh của Trung Quốc thời xưa. Đây là bộ sách chuyên dạy phép tắc, đạo đức cho con người.
Đặt câu với thành ngữ:
-
Theo quan niệm thời trước, tam tài giả, thiên địa nhân, tức là phải có trời, có đất, có người thì mới tạo ra một trái đất hoàn chỉnh.
-
Quan niệm tam tài giả, thiên địa nhân vừa nêu cao vai trò của tự nhiên, đồng thời không quên vị trí quan trọng của con người.