Lên thác xuống ghềnh
Lên thác xuống ghềnh.
Thành ngữ chỉ sự khó khăn, gian truân, nguy hiểm mà con người phải đối mặt. Qua đó, tác giả dân gian nhắn nhủ chúng ta cần kiên trì, nỗ lực, dũng cảm để có thể vượt qua gian nan, thử thách.
-
Thác: chỗ dòng sông, dòng suối chảy qua một vách đá cao nằm chắn ngang rồi đỏ mạnh xuống.
-
Ghềnh: chỗ dòng sông có đá lởm chởm chắn ngang, làm nước chảy xiết.
-
Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, “lên thác”, “xuống ghềnh” là hai hành động nguy hiểm, ẩn dụ cho những thử thách, khó khăn, vất vả khi chúng ta làm điều gì đó.
Đặt câu với thành ngữ:
-
Cuộc đời của bà ngoại tôi lên thác xuống ghềnh, trải qua nhiều gian khổ nhưng bà vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường.
-
Để đạt được thành công, chúng ta cần phải lên thác xuống ghềnh, không ngại gian khổ thử thách.
-
Để có được cuộc sống sung túc như ngày hôm nay, cha mẹ chúng ta đã phải lên thác xuống ghềnh, vất vả kiếm sống.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:
-
Ba chìm bảy nổi.
-
Năm nắng mười mưa.
Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: Ngồi mát ăn bát vàng.