Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản (Tiếp theo)

Admin
Admin 17 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 6 bài 17

Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản (Tiếp theo) là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản.

2. Kĩ năng: Thực hiện định dạng đoạn văn bản.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Em hãy cho biết định dạng văn bản là gì?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (20’) Các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản.

+ GV: Để định dạng kí tự điều đầu tiên chúng ta phải làm gì.

+ GV: Lưu ý: Để định dạng đoạn văn bản các em chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản, và sử dụng các nút lệnh.

+ GV: Sử dụng các nút lệnh, hướng dẫn và chỉ rõ cho các em ý nghĩa của từng nút lệnh.

Bước 1: Đưa con trỏ vào đoạn văn bản.

Bước 2: Nháy chuột các nút lệnh

- Căn thẳng lề trái (Crt + L).

- Căn giữa (Crt + E).

- Căn thẳng lề phải (Crt + R).

- Căn thẳng hai lề (CRt + J).

- Khoảng cách dòng trong đoạn văn.

- Giảm mức thụt lề trái.

- Tăng mức thụt lề trái.

+ GV: Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện các thao tác trên thanh công cụ định dạng.

+ GV: Hướng dẫn cho HS các thao tác HS thực hiện chưa tốt.

+ GV: Hướng dẫn HS lấy các nút lệnh không có ra thanh công cụ.

+ HS: Chọn phần văn bản cần định dạng kí tự.

+ HS: Chú ý quan sát thao tác mẫu của GV thực hiện, HS thực hiện trực tiếp dưới máy tính.

+ HS: Quan sát thao tác mẫu, thực hiện các bước theo sự hướng dẫn của GV trực tiếp trên máy.

+ HS: Thực hiện tuần tự theo các bước mà GV hướng dẫn thực hiện.

+ HS: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và quan sát sự thay đổi khi sử dụng và nhận biết.

+ HS: Lần lượt sử dụng các nút lệnh quan sát sự thay đổi khi sử dụng nút lệnh đó, nhận biết và phân biệt các nút lệnh với nhau.

+ HS: Các bạn khác quan sát thao tác của bạn và nhận xét đánh giá.

+ HS: Quan sát GV thực hiện và sửa chữa các sai sót.

+ HS: Lên thực hiện lấy các nút lệnh ra thanh công cụ định dạng.

2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản.

- Các bước định dạng đoạn văn bản:

Bước 1: Đưa con trỏ vào đoạn văn bản.

Bước 2: Nháy chuột các nút lệnh sau:

- Căn thẳng lề trái (Crt + L).

- Căn giữa (Crt + E).

- Căn thẳng lề phải (Crt + R).

- Căn thẳng hai lề (CRt + J).

- Khoảng cách dòng trong đoạn văn.

- Giảm mức thụt lề trái.

- Tăng mức thụt lề trái.

Hoạt động 2: (16’) Tìm hiểu định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph.

+ GV: Hướng dẫn HS cách mở hộp thoại Paragraph.

Bước 1: Chọn đoạn văn bản muốn định dạng.

Bước 2: Chọn Format à Paragraph.

Bước 3: Chọn các nút lệnh sau.

+ Alignment (Căn lề):...

+ Indentation (Khoảng cách lề):…

+ Special (Thụt lề dòng đầu):…

+ Spacing (Khoảng cách giữa các đoạn văn):...

+ Line spacing (Khoảng cách giữa các dòng):...

Bước 4: Nháy nút OK

+ GV: Trên hộp thoại Paragraph có một lựa chọn mà trên thanh công cụ không có?

+ GV: Lưu ý cho các em việc tạo khoảng cách giữa cách đoạn văn chỉ có trên hộp thoại Paragraph chứ không có trên thanh công cụ.

+ GV: Yêu cầu HS hãy chỉ ra các lựa chọn trên hộp thoại Paragraph có sự tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.

+ GV: Gọi một số HS trình bày sau khi quan sát.

+ GV: So sánh giữa cách sử dụng thanh công cụ định dạng với hộp thoại Paragraph.

+ GV: Đặc điểm của khung nhìn trong hộp thoại Paragraph dùng để làm gì.

+ GV: Cho một văn bản và yêu cầu một số học sinh lên định dạng bằng hộp thoại Paragraph.

+ GV: Hướng dẫn cho HS các thao tác HS thực hiện chưa tốt.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Chú ý quan sát các thao tác các bước thực hiện của GV, thao tác trực tiếp dưới máy theo sự hướng dẫn.

+ HS: Thực hiện theo các thao tác của GV.

+ HS: Rèn luyện các thao tác, đồng thời quan sát và nhận biết các sự thay đổi.

+ HS: Chú ý các thao tác khó thực hiện, rèn luyện thêm các thao tác khó.

+ HS: Tập trung quan sát theo dõi cách thực hiện của GV.

+ HS: Khoảng cách giữa các đoạn văn.

+ HS: Chú ý lắng nghe và tìm hiểu thêm.

+ HS:

- Căn lề (Alignment)

Left , Centered, Right, Justifide.

- Khoảng cách giữa các dòng (Line spacing).

- Khoảng cách lề

+ HS: Quan sát chú ý trên màn hình.

+ HS: Dùng để xem định dạng trước khi áp dụng cho đoạn văn.

+ HS: Yêu cầu một số em lên thực hiện theo yêu cầu.

+ HS: Quan sát GV thực hiện và sửa chữa các sai sót.

+ HS: Chú ý lắng nghe ghi nhớ.

3. Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph.

* Các bước thực hiện:

Bước 1: Chọn đoạn văn bản muốn định dạng.

Bước 2: Chọn Format à Paragraph.

Bước 3: Chọn các nút lệnh

Bước 4: Nháy nút OK

4. Củng cố: (3’)

  • Củng cố các bước thực hiện định dạng đoạn văn bản.

5. Dặn dò: (1’)

  • Ôn lại nội dung bài học. Chuẩn bị nội dung bài thực hành.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.................................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!