Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản

Admin
Admin 15 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 6 bài 17

Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản.

2. Kĩ năng: Thực hiện định dạng đoạn văn bản.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra 15’:

Câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của các nút lệnh sau?

Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (28’) Tìm hiểu về dịnh dạng đoạn văn bản.

+ GV: Ôn lại cho HS môn văn về thể thức trình bày văn bản.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về các lề của trang giấy.

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng chỉ ra các lề của trang mà GV đã giới thiệu cho HS nhận biết.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và cho nhận xét.

+ GV: Yêu cầu một HS nhắc lại câu trả lời.

+ GV: Giới thiệu cho HS văn bản thực hiện trên máy tính sử dụng trên khổ giấy A4 có kích thước (210 mm x 297 mm).

+ GV: Trình chiếu hai văn bản một chưa sửa chữa, một cái đã sửa chữa.

+ GV: Cho HS thực hiện thảo luận theo cặp từng bàn.

+ GV: Em hãy cho biết sự khác biệt giữa hai văn bản.

+ GV: Hướng dẫn HS cách lấy lề để quan sát và nhận xét.

+ GV: Yêu cầu các nhóm khác cho nhận xét kết quả trả lời.

+ GV: Nhận xét hướng dẫn HS cách tìm hiểu 2 đoạn văn đưa ra.

+ GV: Hướng dấn HS quan sát tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai văn bản

+ GV: Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ GV: Tiêu đề của văn bản đã chỉnh sửa như thế nào với văn bản chưa chỉnh sửa.

+ GV: Thực hiện tương tư như trên, hướng dẫn HS tìm hiểu các đoạn văn còn lại.

+ GV: Hướng dẫn giải đáp các đoạn văn các em gặp khó khăn.

+ GV: Yêu cầu các nhóm khác quan sát và nhận xét về nội dung.

+ GV: Phân tích hướng dẫn HS về vị trí của các đoạn văn so với lề.

+ GV: Trình chiếu văn bản “Biển đẹp”. Một văn bản thô, một văn bản đã chỉnh sửa. Em hãy cho biết sự khác biệt giữa hai văn bản?

+ GV: Cho các nhóm khác trình bày bổ sung ý kiến.

+ GV: Từ những ví dụ trên em hãy cho biết “Thế nào là định dạng đoạn văn bản?”

+ GV: Rút ra sự khác biệt giữa định dạng kí tự so với định dạng đoạn văn bản.

+ GV: Chú ý: SGK.

+ HS: Củng cố kiến thức khi trình bày nội dung văn bản.

+ HS: Được tìm hiểu về các lề trên trang giấy.

+ HS: Lên bảng chỉ ra lề: lề trái; lề phải; lề trên; lề dưới.

+ HS: Quan sát và nhận xét về kết quả trả lời của bạn mình.

+ HS: Nhắc lại câu trả lời theo yêu cầu của GV.

+ HS: Chú ý quan sát và nhận biết khổ giấy mà các em soạn thảo trên máy tính.

+ HS: Quan sát, chú ý hai đoạn văn do GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện thảo luận tìm hiểu nội dung GV yêu cầu.

+ HS: Văn bản chưa chỉnh sửa các đoạn văn thẳng về bên trái.

+ HS: Chú ý thực hiện hướng dẫn theo yêu cầu của GV.

+ HS: Các nhóm khác nhận xét bổ xung ý kiến.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.

+ HS: Chú ý vào lề của văn bản và trả lời các yêu cầu của GV.

+ HS: Đối với văn bản đã chỉnh sửa như sau:

+ HS: Văn bản đã chỉnh tiêu đề được căn giữa so với văn bản chưa chưa chỉnh sửa.

- Đoạn 1: Căn thẳng lề trái.

- Đoạn 2: Căn thẳng lề phải.

- Đoạn 3: Căn thẳng hai bên.

- Đoạn 4: Thụt lề dòng đầu tiên.

- Đoạn 5: Cả đoạn thụt lề.

+ HS: Thực hiện nhận xét kết quả thực hiện của các bạn.

+ HS: Chú ý quan sát và nhận biết về vị trí lề.

+ HS: Khoảng cách giữa các đoạn được tăng lên.

- Trong đoạn 2 khoảng cách giữa các dòng tăng lên.

+ HS: Nhận xét bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

+ HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu nội dung bài học.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

1. Định dạng đoạn văn bản.

+ Định dạng đoạn văn là thay đổi:

- Kiểu căn lề;

- Vị trí lề của cả đoạn văn so với toàn trang;

- Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.

- Khoảng cách đến đoạn trên hoặc dưới.

- Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.

Chú ý: SGK/89.

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học bài và xem trước chuẩn bị cho nội dung phần tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.............................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!