Giáo án Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Giáo án bài Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7 sẽ giúp quý thầy cô tham khảo khi soạn giáo án, hướng dẫn các em học sinh hiểu được kiến thức sơ giản về tác giả Thạch Lam. Đồng thời, nắm được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị.

Soạn bài lớp 7: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
(Thạch Lam)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

  • Có hiểu biết ban đầu về thể văn tuỳ bút.
  • Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nết đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
  • Phong vị đặc sắc nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo và giản dị: Cốm.
  • Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

2. Kĩ năng:

  • Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  • Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật vật của quê hương.

3. Thái độ:

  • Biết quý trọng những sản vật của quê hương.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị ảnh Thạch Lam, tuyển tập: Hà Nội băm sáu phố phường.

2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi phần "Đọc - hiểu văn bản" trong SGK.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

  • ? Đọc thuộc lòng văn bản: Tiếng gà trưa , nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
  • ? Trình bày cảm nhận của em về bài thơ?

2. Bài mới : GV giới thiệu bài.

  • Đã là người Hà Nội, hay từng sống một thời gian ở Hà Nội, mấy ai không một lần ăn cốm với chuối tiêu vào những ngày mùa thu mát trời? Nhưng sẽ thú vị, ngon lành, thơm thảo hơn nhiều nhiều nếu chúng ta được thưởng thức nững bài tuỳ bút - những bài thơ bằng văn xuôi về Cốm của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn. Bài Cố của Thạch Lam được trích từ tập tuỳ bút Hà Nội Băm Sáu Phố Phường. Viết về các thứ quà riêng của Hà Nội từ trứơc CMT8 năm 1945.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.

- Gọi 2 HS đọc văn bản.

GV đọc lại 1 lần.
- Văn bản em vừa đọc được giới thiệu như thế nào?

- GV cho HS xem tập "Hà Nội ba mươi sáu phố phường".

- Văn bản này có thể nói thể hiện khá đầy đủ đặc diểm của tuỳ bút. Trong bài văn có sự vật được nói tới, nhưng nổi lên hàng đầu là cảm nghĩ của con người, về sự vật. Từ đó hãy xác định nhân vật của bài tuỳ bút này?

- Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

- Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

- Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?

- HS đọc.

- Quan sát chú thích và trả lời.

- HS quan sát.

- HS xác định nhân vật.

- Xác định phương thức biểu đạt.

- Tìm bố cục

I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc

2. Tìm hiểu chung về văn bản:

- Văn bản: "Một thứ quà của lúa non" được rút từ tập Hà Nội ba mươi sáu phố phường (1943). Đây là tập tuỳ bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày khá bình dị, không mấy cao sang nhưng lại đậm đà hương vị riêng thể hiện sự tinh tế khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của đất kinh kỳ.

Tập tuỳ bút này không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, phong tục mà còn chứa đựng những tình cảm và quan niệm của tác giả rất đáng trân trọng. Qua những trang viết này người ta thấy được Thạch lam có cách sống thật tinh tế, nhạy cảm và tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong từng cảm xúc, quan sát và nhận xét của mình. Tập tuỳ bút cũng chứng tỏ ông yêu Hà Nội biết bao.

Văn bản này khi đưa vào sách có lược bỏ đoạn cuối.

- Tâm trạng và xúc cảm của chủ thể trữ tình, ở đây là cái Tôi của người nghệ sĩ.

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả, kể, nhận xét, bình luận, nhưng nổi bật nhất vẫn là yếu tố trữ tình để biểu hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả.

-Bố cục: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu... thuyền rồng: cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm.
+ Đoạn 2: Tiếp .. kín đáo và nhũn nhặn: cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.
+ Đoạn 3: Còn lại: cảm nghĩ khi thưởng thức cốm.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm