Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 23

Admin
Admin 18 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 23: Quan hệ từ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Khái niệm quan hệ từ.
  • Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết quan hệ từ trong câu.
  • Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.

3. Thái độ: Sử dụng từ quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ sao cho chỗ hiệu quả nhất

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

  • Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đe

III/ CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
  • Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

  • Trong những trường hợp nào thì ta sử dụng từ Hán Việt -Cho ví dụ minh họa.
  • Lạm dụng từ Hán Việt có tác hại như thế nào? Nói như thế nhưng tại sao người Việt Nam lại thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người?

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

GV gọi 1 HS: Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và tìm các quan hệ từ được dùng trong bài thơ (HS trả lời GV nhận xét, ghi điểm). Ở bậc tiểu học các em đã có dịp làm quen với từ loại này, nhưng cách sử dụng như thế nào cho phù hợp khi nói và viết. Bài học “Quan hệ từ “ hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.

b/ Triển khai bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

Quan hệ từ chiếm khối lượng không lớn nhưng có tần số sử dụng rất cao.Quan hệ từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các thành phần của các cụm từ,của câu.

Ví dụ: và,với,cũng, của ở,tại,bởi…

GV gọi HS: Đọc mục 1 SGK trang 96 và trả lời câu hỏi.

Xác định quan hệ từ trong ví dụ?

a. Của b. Như

c. Bởi d. Của.

Nêu ý nghĩa của các quan hệ từ trên?

Của:quan hệ sở hữu.

Như: quan hệ so sánh.

Bởi…..nên:quan hệ nhân quả.

Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?

GV: Dùng hình thức trắc nghiệm để xác định trường hợp bắt buộc (+) và không bắt buộc (-) dùng quan hệ từ.

Trong các trường hợp mục II.1 SGK trang 97.Trường hợp nào bắt buộc dùng quan hệ từ trường hợp nào không bắt buộc dùng quan hệ từ?

a (-), .b (+), c (-), d (+), e (-), g ( + ), h (+), i (-).

Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau?

Nếu………..thì.

Vì………….nên.

Tuy…………nhung.

Hễ…………..là,thì.

Sở dĩ…………..là vì.

Quan hệ từ được dùng như thế nào?

Hoạt động 2

Tìm quan hệ từ trong văn bản “cổng trường mở ra” từ “vào đêm………kịp giờ”

Điền quan hệ từ vào ô trống?

Chọn câu đúng sai?

I.Tìm hiểu chung:

1.Thế nào là quan hệ từ.

Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: so sánh,sở hữu,nhân quả…giữa các bộ phận của các câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ:

Mắt của cô ấy đen láy.

Thân em như hạt mưa sa.

Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày.

Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm.

2. Sử dụng quan hệ từ.

Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ không rõ nghĩa hoặc đổi nghĩa.

Ví dụ:

Nó đến trường bằng xe đạp.

Việc làm ở nhà.

Bên cạnh đó cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (Dùng cũng được, không dùng cũng được)

Ví dụ:

Khuôn mặt (Của) cô giáo.

Giỏi (Về) toán.

Có một số trường hợp quan hệ từ được dùng thành cặp.

Ví dụ: Vì ………nên.

Nếu ……..thì.

II. Luyện tập.

1/98 Quan hệ từ trong văn bản “Cổng trường mở ra”: như, là, và, cứ,..

2/98 Điền quan hệ từ:

Với, và, với, với, nếu…….thì, và.

3/98 Chọn câu đúng sai

a (-), b (+), c (-), d (+), e (-), g (+), h(-),I (+), k (+), l (+).


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm