Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 12

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 17 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 12: Những câu hát than thân được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hiện thực đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
  • một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các baì ca dao than thân.

2. Kiến thức:

  • Đọc -hiểu những câu hát than thân.
  • Phân tích giá trị nội dung kiến thức và nghệ thuật trong các bài ca dao than thân trong bài học.

3. Thái độ: Giáo dục lòng thương cảm người lao động cho HS.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

  • Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...

Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ.(4 phút)

  • Đọc bài ca dao số 1 và 2 nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Phân tích nội dung, nghệ thuật?
  • Đọc bài ca dao 3 và 4, phân tích nội dung và nghệ thuật 2 bài ca dao đó.

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

Ca dao, dân ca là tấm gương sáng, phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát tình cảm, yêu thương đối với gia đình, với quê hương đất nước mà còn là tiếng hát than thân cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

2/ Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

Chủ đề của 3 bài ca dao này là gì?

Hướng dẫn HS: Đọc: giọng tâm tình, thấm thía, xót xa.

HS: Đọc chú thích: chú thích 1,3,7

Hoạt động 2

Chủ đề của 3 bài ca dao này là gì?

Đọc bài ca dao 1

Cuộc đời lận đận vất vả của con cò được diễn tả như thế nào?

2 câu đầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra những hình ảnh đối lập đó và nêu tác dụng của nó?

Sự đối lập giữa con cò và hoàn cảnh:

1 mình > < nước non

Thân cò > < thác ghềnh

Lên thác > < xuống ghềnh

-> Sử dụng hình ảnh đối lập - Tô đậm hình ảnh con cò khó nhọc, vất vả, cay đắng trước quá nhiều khó khăn, ngang trái

GV đọc 2 câu cuối

Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở 2 câu cuối? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Ngoài nội nung than thân bài ca dao còn có nội dung nào khác?

Bài 2 nói về những con vật nào?

Em hãy hình dung về cuộc đời của con tằm, cái kiến qua lời ca?

+ Con tằm suốt đời chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải hả tơ cho người

+ Kiến là loài vật nhỏ bé, cần ít thức ăn nhất nhưng ngày ngày vẫn cần mẫn kiếm mồi

Thân phận con tằm cái kiến có điểm gì giống nhau?

Theo em con tằm cái kiến là hình ảnh của ai mà dân gian tỏ lòng thương cảm? Đó là thủ pháp nghệ thuật gì …?

Trong bài ca dao này con hạc có ý nghĩa gì? Nó được diễn tả qua những h/a nào?

+ Lánh: Tìm nơi ẩn náu

+ Đường mây: Từ ước lệ chỉ không gian phóng khoáng, nhàn tản

->Hạc: Cuộc đời phiêu bạt, lận đận

Có thể hình dung ntn về nỗi khổ của con quốc trong bài ca dao?

+ Quốc giữa trời: Gợi hình ảnh của sinh vật nhỏ nhoi, cô độc giã không gian rộng lớn

+ Kêu ra máu: đau thương, khắc khoải, tuyệt vọng -> Cuốc: Nỗi oan trái, tuyệt vọng

Bài ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ nà?

Bài 3 nói về ai?

Hình ảnh nghệ nổi bật trong bài ca dao? Hình ảnh ấy có gì đặc biệt?

trái bần: tròn, dẹt, có vị chua chát =>tầm thường được so sánh với người phụ nữ

Từ hình ảnh so sánh “ Thân em như trái bần trôi,, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?

Cụm “Thân em,, gợi cho em suy nghĩ gì. Qua đây em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

GV: Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ phải chịu nhiều đau khổ, đắng cay. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, họ không có quyền tự mình quyết định cuộc đời mình, xã hội phong kiến luôn nhấn chìm họ.

Hoạt động 3

Nêu hững nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản

HS: Trả lời, hs khác nhận xét

GV: Chốt kiến thức

Sưu tầm những câu ca dao có hình ảnh con cò

I. Đọc - chú thích

1. Đọc:

2. Chú thích:

II. Tìm hiểu văn bản:

1- Bài 1:

Bài ca dao là tiếng kêu thương cho thân phận bé nhỏ cơ cực của người nông dân và lời tố cáo xã hội phong kiến tàn ác, bất công.

2. Bài 2:

4 câu thơ đầu:

Sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Tượng trưng cho con người nhỏ nhoi, yếu đuối, cuộc đời khó nhọc, vất vả phải chịu đựng và hy sinh

4 câu thơ tiếp:

- Mượn hình ảnh con cò, con cuốc để nói tới tiếng kêu thương về nỗi oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ

- Sử dụng điệp từ được lặp lại 4 lần. Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động.

3. Bài 3:

- Sử dụng hình ảnh so sánh gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Từ “thân em” gợi sự tội nghiêp, cay đắng, thương cảm

=> Bài ca là lời của người phụ nữ than thân cho thân phận bé nhỏ, chìm nổi, trôi dạt, vô định

Ghi nhớ: SGK- 49

III. Luyện tập

1. Nêu hững nét chính về nội dung và nghệ thuật của 3 văn bản

2. Sưu tầm những câu ca dao có hình ảnh con cò

- Con cò lặn lội bờ ao...

- Con cò đi đón cơn.

17 Tháng tám, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm