Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 57

Admin
Admin 07 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 57: Luyện tập Oxi - Lưu huỳnh được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố với những tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh
  • Tính chất hoá học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất
  • Phương pháp điều chế SO2, SO3, H2SO4

Kỹ năng:

  • Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng
  • Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác
  • Tính khối lượng muối thu được khi cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH
  • Tính khối lượng, phần trăm kim loại trong hỗn hợp khi tác dụng với axit H2SO4

3. Trọng tâm: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, nhận biết các chất, tính phần trăm kim loại

4. Tư tưởng: Tích cực, chủ động

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  • Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi và BT
  • Học sinh: Học bài cũ và làm BT VN trước khi đến lớp; Chuẩn bị bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP

Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

Tiết 1.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học

3. Bài mới:

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững

Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức về oxi, ozon, lưu huỳnh và hợp chất

- GV: phát vấn học sinh về những kiến thức cần nhớ:

- Cấu hình e lớp ngoài cùng của O, S?

- Độ âm điện?

- So sánh tính chất của oxi và S, khác nhau như thế nào, vì sao?

- Các hợp chất và tính chất tương ứng của các hợp chất của S?

HS: trả lời

- GV: Nhận xét, bổ sung

HS: Nghe TT

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CỦA OXI VÀ LƯU HUỲNH

1.Cấu hình e của nguyên tử:

-O(Z=8):[He] 2s22p4

-S(Z=16): [Ne] 3s23p4

2.Độ âm điện:

*ĐAĐ: O=3,44> S=2,58

3.Tính chất hoá học:

a.Tính oxi hoá: O>S

-Oxi oxi hoá hầu hết KL, nhiều PK, nhiều Hợp chất

-S oxi hoá nhiều KL, 1 số PK

II.TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT CỦA S

1.H2S: có tính khử mạnh

2H2S+O2 →2S+2H2O; 2H2S+O2 →2SO2 +2H2O

2. SO2 :có tính khử và tính oxi hoá=>SO2 là oxit axit

3. SO3 và H2SO4: có tính oxi hoá

-SO3 là oxit axit

+H2SO4(l) có tính chất chung của axit (làm quì hoá đỏ, t/d với Kl trước H2 , t/d với muối, t/d với oxit bazơ và bazơ)

+H2SO4 (đ) có tính háo nước và tính oxi hoá mạnh, tính axit

* Hoạt động 2:

- GV: Nêu đề bài

HS: HS thảo luận 2’ tìm hướng giải

- GV: Gọi 2 HS lên bảng

HS: khác làm vào vở nháp à Nhận xét, bổ sung

- GV: nhận xét, giảng giải, đánh giá

HS: Nghe TT

B. BÀI TẬP

* BT1: Hoàn thành các dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

a) FeS → H2S → S → SO2 → H2SO4

b) ZnS → H2S →H2SO4 → CuSO4 → BaSO4


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!