Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 2

Admin
Admin 19 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 2: Ôn tập đầu năm được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Kiến thức: Hs nắm lại định nghĩa dung dịch, các loại nồng độ dung dịch, sự phân loại hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (ô nguyên tố, chu kì, nhóm).
  • Kỹ năng: vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập về nồng độ dung dịch, từ vị trí trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử .

II. Trọng tâm: Ôn tập kiến thức.

III. Chuẩn bị:

  • Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Bài tập.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1:

Gv: em hãy nêu định nghĩa dung dịch.

Hs: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Hs: nêu các loại nồng độ dung dịch, định nghĩa và công thức tính từ đó suy ra cách tính các đại lượng còn lại.

mct = (mdd*C%)/100%

mdd = (mct*100%)/C%

n = CM*Vdd

Vdd = n/CM

Hoạt động 2:

Gv: cho Hs phân loại hợp chất vô cơ và định nghĩa.

Hs: chia làm 4 loại

- Oxit: hợp chất có 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là Oxi.

- Axit: một hay nhiều nguyên tử Hiđro liên kết với gốc axit.

- Bazơ: một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm Hiđroxit (-OH)

- Muối: kim loại liên kết với gốc axit.

Hs: Cho ví dụ oxit, axit, bazơ, muối và nêu tính chất hóa học đặc trưng.

Gv: gọi Hs viết 1 số phương trình hóa học.

Hs: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

Hoạt động 3:

Gv: treo bảng tuần hoàn, Hs quan sát và cho biết ô nguyên tố cho em biết điều gì?

Hs: Số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, nguyên tử khối...

Gv: giới thiệu

Gv: Chu kì là hàng ngang.

Gv: Na, Mg, Al, P, S, Cl... đều có 3 lớp e

C, O, N.... đều có 2 lớp e.

Gv: khi nào các nguyên tố được xếp vào cùng 1 chu kì?

Hs: có cùng số lớp e.

Gv: giới thiệu

Gv: Dựa vào bảng tuần hoàn, em hãy cho biết tên nguyên tố, chu kì, nhóm của nguyên tố có STT là 19.

Hs: đó là nguyên tố Kali (K), chu kì 4, nhóm IA.

Hoạt động 4: Củng cố

Gv: cho bài tập: Trong 800 ml dung dịch NaOH có 8g NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH.

Hs: nNaOH = 0.2 mol

CM NaOH = 0.2/0.8 = 0.25M

Gv: Xác định số p, số e, số hiệu nguyên tử của nhôm.

Hs: Al có STT là 13

Þ Số p = Số e = Số hiệu nguyên tử = 13.

Gv: cho 8g NaOH vào 42g H2O thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của dung dịch A.

Hs: mdd = 50g

C%dd NaOH = 8*100%/50 = 16%

Nội dung

7. Dung dịch:

- Độ tan (S): số gam của 1 chất hoà tan trong 100g H2O để tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định.

- Nồng độ phần trăm (C%):số gam chất tan có trong 100g dung dịch.

C% = (mct*100%)/mdd

- Nồng độ mol (CM): số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

CM = n/Vdd

8. Sự phân loại các hợp chất vô cơ: chia 4 loại:

a) Oxit:

- Oxit bazơ: CaO, Fe2O3.... tác dụng với dung dịch axit → muối + H2O.

- Oxit axit: CO2, SO2.... tác dụng với dung dịch Bazơ → muối + H2O.

b) Axit: HCl, H2SO4.... tác dụng với bazơ → muối + H2O.

c) Bazơ: NaOH, Ca(OH)2.... tác dụng với axit → muối + H2O.

d) Muối: NaCl, K2CO3..... tác dụng với axit → muối mới + axit mới hoặc tác dụng với dung dịch bazơ → muối mới + bazơ mới.

.

9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

- Ô nguyên tố: cho biết số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Số hiệu nguyên tử = STT = Số electron = Số đơn vị điện tích hạt nhân

- Chu kì: gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.

- Nhóm: gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!