Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 10
Giáo án môn Hóa học lớp 10
Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 10: Luyện tập cấu hình vỏ nguyên tử được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
Về kiến thức:
- Vỏ nguyên tử gồm có các lớp và phân lớp e.
- Các mức năng lượng của lớp, phân lớp. Số e tối đa trong 1 lớp, 1 phân lớp. Cấu hình e của nguyên tử.
Về kỹ năng: Hs được rèn luyện về 1 số dạng bài tập liên quan đến cấu hình e lớp ngoài cùng của 20 nguyên tố đầu. Từ cấu hình e của nguyên tử suy ra tính chất tiêu biểu của nguyên tố.
II. Trọng tâm: Ôn tập và củng cố kiến thức.
III. Chuẩn bị:
- Cho Hs chuẩn bị trước bài “Luyện tập”
- Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Gv: tổ chức thảo luận chung cho cả lớp để ôn lại kiến thức cũ đã học bằng hệ thống câu hỏi. Gv chỉ tham gia khi cần giải quyết, uốn nắn lại những thắc mắc Hs chưa hiểu hoặc phát biểu chưa đúng. Gv: về mặt năng lượng, những e như thế nào thì được xếp vào cùng 1 lớp, cùng 1 phân lớp? Hs: các e trên cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau; các e trên cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Gv: Lớp n có bao nhiêu phân lớp và có tối đa bao nhiêu e? Hs: Lớp thứ n có n phân lớp và có tối đa 2n2 e. Gv: số e tối đa trong mỗi phân lớp? Hs: số e tối đa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 2, 6, 10, 14. Gv: mức năng lượng của các lớp và các phân lớp được xếp theo thứ tự tăng dần. Nêu thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử. Hs: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s..... Gv: qui tắc viết cấu hình e nguyên tử của 1 nguyên tố. Hs: STT lớp → phân lớp (chữ cái thường) → số e ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp. Gv: Số e lớp ngoài cùng ở nguyên tử của 1 nguyên tố cho biết tính chất hóa học điển hình gì của nguyên tử nguyên tố đó? Hs: - Ngtử có 1, 2, 3e lớp ngoài cùng thường là kim loại. - Ngtử có 5, 6, 7e lớp ngoài cùng thường là PK - Ngtử có 8e lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He) - Ngtử có 4e lớp ngoài cùng có thể là KL hoặc PK. Hoạt động 2: Gv: tổ chức cho Hs cùng làm bài tập, sau đó cho Hs lên bảng trình bày, Hs khác nhận xét. Gv: dành nhiều thời gian để giúp đỡ Hs yếu. Gv: hướng giải quyết bài 4/30. Hs: viết cấu hình e, xác định số lớp e, số e lớp ngoài cùng, cho biết là kim loại hay phi kim?
Gv: Số e tối đa ở các phân lớp. Hs: Phân lớp Số e tối đa s 2 p 6 d 10 f 14 Gv: hướng giải quyết bài 6/30 Hs: số e = 2 + 2 + 6 + 2 + 3= 15
Số e = Số p = Số hiệu nguyên tử = 15 Lớp ngoài cùng có mức năng lượng cao nhất. Xác định số lớp e và số e trong mỗi lớp.
Dựa vào số e lớp ngoài cùng ® kim loại hoặc phi kim. Hoạt động 3: dặn dò Gv: Tiết sau “Luyên tập (tt)” chuẩn bị bài 5, 6, 7, 8, 9/30, SGK và các bài tập trong SBT |
Nội dung I. Kiến thức cần nắm vững: - Lớp và phân lớp e: STT lớp (n): 1 2 3 4... Tên của lớp: K L M N... Số e tối đa: 2 8 18 32 Số phân lớp: 1 2 3 4 Kí hiệu phân lớp: 1s 2s, 2p 3s, 3p, 3d 4s, 4p, 4d, 4f Số e tối đa ở: 2 2, 6 2, 6, 10 2, 6, 10, 14 phân lớp - Mối liên hệ giữa e lớp ngoài cùng với loại nguyên tố: Cấu hình e LNC ns1 ns2 ns2np1 ns2np2 ns2np3 ns2np4 ns2np5 ns2np6 (He: 1s2) Số e thuộc LNC1, 2 hoặc 3, 4, 5, 6 hoặc 7, 8 (trừ He: 2) Loại ngtố Kl trừ H, He, B Có thể là KL hay PK Thường là PK Khí hiếm Tc cơ bản của ngtố Tính KL Có thể là tính KL hay tính PK Thường có tính PK Tương đối trơ về mặt hóa học
II. Bài tập: Bài 1/30: Thế nào là nguyên tố s, p, d, f? Bài 2/30: Các electron thuộc lớp K hay L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao? Bài 3/30: Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tích chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho ví dụ? Bài 4/30: - Viết cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 + Nguyên tử đó có 4 lớp e + Lớp ngoài cùng có 2e + Nguyên tố đó là kim loại. |