Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 63
Giáo án môn Hóa học lớp 10
Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 63: Luyện tập tốc độ phản ứng hóa học và cân bằng hóa học được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
- Cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học
2. Kỹ năng:
- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trong trường hợp cụ thể.
Trọng tâm: Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng để xác định chiều chuyển dịch cân bằng
3. Tư tưởng: Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi và BT liên quan đến bài học
- Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định tổ chức: (1')
Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh |
Nội dung ghi bảng |
* Hoạt động 1: Thảo luận làm bài tập theo nhóm - GV: Gv phát cho mỗi nhóm 1 đề gồm các bài tập, giải theo nhóm, mọi hs đều tham gia trả lời sau khi hoàn thành bài của nhóm: HS: Thảo luận theo sự HD của GV, sau đó lên bảng trình bày. Câu 1: Phản ứng tổng hợp NH3 theo pthh: N2 + H2 →NH3 < 0 Để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận cần: A. Tăng áp suất B. Tăng nhiệt độ C. Giảm nhiệt độ D. A và C Câu 2: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3 (r) →CaO(r) + CO2(k) > 0 Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất để tăng hiệu xuất phản ứng là: A. Tăng áp suất B. Tăng nhiệt độ C. Giảm áp suất D. A và C Câu 3: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3 (r)→ CaO(r) + CO2(k) > 0 Hằng số cân bằng Kp của phản ứng phụ thuộc vào: A. Áp suất của khí CO2 C. Khối lượng CaO B. Khối lượng CaCO3 D. Chất xúc tác Câu 4: Cho cân bằng: 2NO2 N2O4 H=-58,04 kJ Nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào nước đá thì: A. Hỗn hợp vẫn giữ nguyên màu như bđ B. Màu nâu đậm dần C. Màu nâu nhạt dần D. Hỗn hợp có màu khác Câu 5: Khi tăng áp suất của hệ phản ứng: CO + H2O →CO2 + H2 thì cân bằng sẽ: A. Chuyển rời theo chiều thuận B. Chuyển rời theo chiều nghịch C. Không dịch chuyển D. Chuyển rời theo chiều thuận rồi cbằng Câu 6: Cho cân bằng hóa học: N2 + O2 →2NO ΔH > 0 Để thu được nhiều khí NO, người ta: A. Tăng nhiệt độ B. Tăng áp suất B. Giảm nhiệt độ D. Giảm áp suất Câu 7: Hằng số cân bằng của phản ứng: N2O4 (k) →2NO2 (k) là:
Câu 8: Chất xúc tác là: Chất làm tăng tốc độ phản ứng Chất không thay đổi khối lượng trước và sau phản ứng Chất làm thay đổi tốc độ phản ứng nhưng khối lượng không đổi sau khi phản ứng kết thúc Cả A, B và C Câu 9: Hằng số cân bằng KC của một chất xác định chỉ phụ thuộc vào: Nồng độ của các chất Hiệu suất phản ứng Nhiệt độ phản ứng Áp suất Câu 10: Cho biết phản ứng sau: H2O(k) + CO(k) H2(k) + CO2(k) ở 700oC hằng số cân bằng K=1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H2O và 0,300 mol CO trong bình 10lít ở 700oC. A. 0,01733M B. 0,01267M C. 0,1733M D. 0,1267M |
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: A
Câu 8: C
Câu 9: A
Câu 10: CM = = 0,03M Gọi x là nồng độ nước phản ứng tại thời điểm t: H2O(k) + CO(k) →H2(k) + CO2(k) Bđ 0,03M 0,03M 0 0 Pư x x x x Cb 0,03-x 0,03-x x x Ta có: KC=1,873 → x1= 0,1115 > 0,03 (loại) X2= 0,0173 (chọn) Vậy đáp án đúng là A |