Giáo án lớp 4 cả năm 2020 - 2021

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án lớp 4 cả năm 2022 - 2023 cho từng tuần học dành cho giáo viên, phụ huynh có con em đang theo học lớp 4, mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị đầy đủ nội dung, kiến thức và kỹ năng cho các em bước vào học lớp 4. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Toàn bộ giáo án các môn học theo từng tuần sau đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi lên kế hoạch bài dạy, chuẩn bị cho chương trình dạy học trên lớp đạt hiệu quả cao. Để tham khảo giáo án các lớp 1, 2, 3, 5, các bạn tham khảo: Giáo án các lớp Tiểu Học theo Công văn 2345

Lưu ý: Để tải trọn bộ 35 tuần giáo án lớp 4 theo CV 2345. Các bạn kéo xuống dưới để tải về chi tiết 35 tuần học.

1. Mẫu giáo án lớp 4 theo CV 2345

TUẦN 1

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,...

- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

3. Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...

+ GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.

* ĐCND: Không hỏi câu hỏi 4

II. Đồ dùng dạy học

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh họa SGK.

- HS: SGK, vở,..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

- HS cùng hát: Lớp chúng ta đoàn kết

- GV giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân và bài học

- HS cùng hát

- Quan sát tranh và lắng nghe

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- HS lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài có 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Hai dòng đầu

+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.

+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cỏ xước, tỉ tê, nhà trò, tảng đá cuội, lột, ngắn chùn chùn, nức nở),...

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài (M4)

3. Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài.

- GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp trả lời

+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?

=>Nội dung đoạn 1?

+ Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

+ Dế Mèn đã thể hiên tình cảm gì khi gặp chị Nhà Trò?

=> Đoạn 2 nói lên điều gì?

+Tại sao Nhà Trò bị Nhện ức hiếp?

+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?

+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?

+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

=> Lời nói và cử chỉ đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào?

* Nêu nội dung bài

- GV tổng kết, nêu nội dung bài

- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

- Nhóm điều hành nhóm trả lời. TBHT điều hành hoạt động chia sẻ:

+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đảng đá cuội.

1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò

+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu .

+ Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở.

+ Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm đối với chị Nhà Trò.

2. Hình dáng yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò

+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt.

+ Thấy tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp.

+ Trước tình cảnh ấy, Dế Mèn đã xòe càng và nói với Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ

với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.

+ Cử chỉ: Phản ứng mạnh mẽ xoà cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.

3. Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp.

* Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công

- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa

3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2

- GV nhận xét chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn?

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- 1 HS nêu. 1 HS đọc lại toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2

+ Luyện đọc trong nhóm

+ Thi đọc trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS nêu bài học của mình (phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, phải bênh vực người yếu,...)

- Đọc và tìm hiểu nội dung trích đoạn tiếp theo "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"

TOÁN

Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Đọc, viết được các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số .

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số

3. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...

Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4

II. Đồ dùng dạy học

1. Đồ dùng

- GV : Bảng phụ

- HS: sách, vở.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu;

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

- Tổng kết trò chơi

- Dẫn vào Khám phá

- Chơi trò chơi "Chuyền điện"

+ Cách chơi: đọc nối tiếp ngược các số tròn chục từ 90 đến 10.

2. Hoạt động thực hành: (30p)

* Mục tiêu:

- Đọc, viết được các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số .

* Cách tiến hành:

Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.

a, Hướng dẫn Hs tìm quy luật.

b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

- Chữa bài, nhận xét.

Bài 2: Gv treo bảng kẻ sẵn

- Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số

Bài 3:

a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)

M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3

- Chữa bài, nhận xét.

b, Viết theo mẫu:

M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232

Bài 4 : Tính chu vi các hình sau

+ Muốn tính chu vi một hình ta làm thế nào?

- Chữa bài, nhận xét, chốt cách tính chu vi

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

- HS nêu yêu cầu của bài

+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn nghìn.

- HS tự làm bài vào vở - Đổi chéo vở KT

- HS tự tìm quy luật và viết tiếp.

* Đáp án:

36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000

Cá nhân – Lớp

- 2 HS phân tích mẫu.

- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp

Cá nhân – Lớp

- HS phân tích mẫu.

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....)

b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...)

Nhóm 2 – Lớp

+ Ta tính độ dài các cạnh của hình đó.

- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:

Chu vi hình tứ giác ABCD là:

6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)

Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:

(4 + 8) 2 = 24 (cm)

Chu vi hình vuông GHIK là:

5 4 = 20 (cm)

- Ghi nhớ nội dung bài học

- VN luyện tập tính chu vi và diện tích của các hình phức hợp

TUẦN 2 

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- HS hiểu được ND: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật Dế Mèn.

3. Thái độ

- GD HS tinh thần dũng cảm bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ KNS

- Thể hiện sự thông cảm.

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

II. Đồ dùng dạy học

1. Đồ dùng

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

+ Đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm

+ Nêu ND bài

- GV nhận xét, dẫn vào bài

- 2 HS thực hiện

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: rành mạch, rõ ràng, phân biệt lời nhân vật Dế Mèn: dõng dạc, oai phong

* Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả: sừng sững, lủng củng, chóp bu, co rúm, béo múp béo míp,....

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu.......hung dữ

+ Đoạn 2: Tiếp theo.......chày giã gạo

+ Đoạn 3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (chung quanh, nhện gộc, lủng củng, chóp bu, chúa trùm, nặc nô, co rúm, dạ ran ,....)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài

+ Trận địa mai phục của bạn nhện đáng sợ như thế nào?

+ Chúng giăng trận địa như vậy để làm gì?

=> Nội dung đoạn 1?

+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

+ Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?

+ Bọn Nhện sau đó đã hành động như thế nào?

=> Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì?

+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào?

=> Nêu nội dung chính của đoạn?

+ Em thấy có thể tặng Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu Sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?

+ Nêu nội dung bài

- 1 HS đọc 4 câu hỏi

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Bọn Nhện chăng tơ ngang kín đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá......

+ Chúng mai phục như vậy để bắt Nhà Trò trả nợ.

* Cảnh mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.

+ Chủ động hỏi, lời lẽ oai phong…

+ Hành động tỏ rõ sức mạnh: Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách…

+ Phân tích theo cách so sánh và đe doạ chúng.

+ Chúng sợ hãi dạ ran , phá dây tơ chăng lối.

* Dế Mèn ra oai với bọn Nhện.

+ Chúng sợ hãi dạ ran cuống cuồng chạy, chạy ngang , phá hết các dây tơ chăng lối.

* Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.

+ Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp ....

* Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công,bênh vực kẻ yếu.

- HS ghi lại ý nghĩa của bài

4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 2 của bài, thể hiện được giọng điệu oai phong và hành động mạnh mẽ của Dế Mèn

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2

- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

+ Em học được điều gì từ Dế Mèn?

- GV giáo dục HS học tập thái độ bảo vệ lẽ phải, bảo vệ kẻ yếu của Dế Mèn

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

- Nhóm trưởng điều hành:

+ Luyện đọc theo nhóm

+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.

- Bình chọn nhóm đọc hay.

- HS nêu

- VN tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

TOÁN

Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề

- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số

2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4 (a,b)

II. Đồ dùng dạy học

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1, 2

- HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

- GV giới thiệu vào bài

- HS chơi trò chơi Chuyền điện.

- Cách chơi: Đọc ngược các số tròn trăm từ 900 đến 100.

2. Hình thành kiến thức:(12p)

* Mục tiêu:

- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề

- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số

* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

- GV đọc số: 1 đơn vị

1 chục

1 trăm

+ Bao nhiêu đơn vị hàng bé bằng 1 đơn vị hàng lớn hơn tiếp liền?

- GV đọc số: 10 trăm

10 nghìn

10 chục nghìn

- GV chốt: 10 đơn vị hàng bé bằng 1 đơn vị ở hàng lớn hơn tiếp liền

- Gv gắn các thẻ lên các cột tương ứng.

- Gv ghi kết quả xuống dưới.

- GV chốt lại cách đọc, viết

- HS viết số: 1

10

100

+ 10 đơn vị

- HS viết : 1000 -> Một nghìn

10 000

100 000 -> Một trăm nghìn

- HS lắng nghe

- HS nêu giá trị của các hàng và viết số rồi đọc số

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập

* Cách tiến hành

Bài 1: Viết theo mẫu

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV đính bảng phụ lên và hướng dẫn HS phân tích bảng, HD cách làm.

* Chú ý hs M1+M2 biết cách thực hiện

- GV chốt đáp án, chốt cách đọc, viết các số có 6 chữ số

Bài 2: Viết theo mẫu.

- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân

- Chữa bài nhận xét.

Bài 3: Đọc các số tương ứng.

- Gv yêu cầu HS làm cá nhân vào vở

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.

- Chữa bài, nhận xét.

Bài 4a,b (HSNK làm cả bài):Viết các số sau.

- GV đọc từng số cho hs viết vào bảng con.

- Củng cố cách viết số

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 2- Lớp

- Hs nêu yêu cầu của bài

- HS thực hiện cá nhân – Đổi chéo theo cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

- 1 hs đọc đề bài.

Cá nhân – Lớp

- HS làm cá nhân và chia sẻ trước lớp

Cá nhân – Lớp

- HS làm cá nhân

- Chia sẻ cách đọc:

96 315: Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm

796 315: Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.

(......)

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

- HS viết cá nhân – Đổi chéo KT – Thống nhất đáp án:

a) 63 115

b) 723 936 (....)

- Thực hành đọc, viết các số có 6 chữ số

- Tìm cách đọc, viết các số có 7 chữ số

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải toàn bộ giáo án của từng tuần, nhấn vào đường link chi tiết của mỗi tuần sau. Dưới đây là nội dung chi tiết cho từng tuần học, các bạn cùng theo dõi.

2. Giáo án lớp 4 các môn theo tuần

3. Giáo án lớp 4 trọn bộ các môn học

4. Giáo án điện tử lớp 4

Tất cả các giáo án trên đều nằm trong chuyên mục Giáo án lớp 4. Tại đây các bạn có thể Tải miễn phí toàn bộ giáo án cho từng môn học của từng bài học chi tiết. TimDapAnliên tục cập nhật những mẫu giáo án mới nhất cho các thầy cô tham khảo.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

20 Tháng một, 2021