Giáo án Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần theo CV 5512 (Tiết 2)
Giáo án Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (Tiết 2) được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Hi vọng, giáo án này sẽ giúp ích cho thầy cô giáo trong việc mang đến một bài giảng hay, chất lượng cho các em học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (Tiết 1)
Giáo án Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 1)
Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được đời sống tinh thần của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.
- Hiểu nền văn hóa phong phú mạng đậm bản sắc dân tộc là rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt.
- Giáo dục khoa học, kĩ thuật thời Trần đạt tới trình độ cao nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.
2. Kỹ năng: Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời kì lịch sử có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc.
3. Thái độ
- Giúp học sinh nhìn nhận sự phát triển về một xã hội văn hóa qua phương pháp so sánh với thời kì trước.
- Phân tích, đánh giá, nhân xét những thành tựu văn hoá đặc sắc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua nền giáo dục thời Trần
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về giáo dục hiện nay.
Phương pháp:Thảo luận nhóm.trực quan vấn đáp đàm thoại
Phương tiện: Tranh ảnh, các thành tựu văn hoá thời Trần.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về kiến trúc thời Trần.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
(?) Nêu đặc điểm kinh tế thời Trần sau chiến tranh.
(?) Trình bày một vài nét về tình hình xã hội thời Trần.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là đời sống nhân dân, văn học, giáo dục và nghệ thuật thời Trần đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: cá nhân
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về kiến trúc thời Trần và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của những hình ảnh về kiến trúc trên?
- Dự kiến sản phẩm: Các hình ảnh trên có nghệ thuật đặc sắc, được xây dựng có nhiều đặc điểm của ngôi chùa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Cùng với sự phục hồi và phát triển kinh tế, nền văn hóa Đại Việt thời Trần cũng đạt được nhiều thành tựu. Vậy nền văn hóa đó có những nét gì đặc sắc chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đời sống văn hoá.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được các tín ngưỡng và hình thức sinh hoạt của nhân dân.
- Phương pháp: cá nhân, phát vấn, thuyết trình.
- Phương tiện
+ Tivi.
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập ? Em hãy kể tên một vài tín ngưỡng cổ truyền trong nhân dân Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt. ? Đạo phật thời Trần so với thời Lý ntn? ? So với đạo phật thì đạo nho có vị trí ntn? ? Em hãy nêu những tập quán sống giản dị trong nhân dân.
? Trong nhân dân có những hình thức sinh hoạt văn hoá nào? ? Em có nhận xét gì về các hoạt động văn hoá thời Trần? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Thời Trần các tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân. - Đạo được nâng cao, chú ý hơn do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của g/c thống trị - Các nhà nho giữ vị trí cao trong bộ máy nhà nước được trọng dụng<Trương Hán Siêu, Chu Văn An>... |
1. Đời sống văn hóa.
- Tín ngưỡng: + Thờ tổ tiên. + Thờ anh hùng. + Thờ người có công. - Đạo phật, nho giáo phát triển mạnh.
- Tập quán: Nhân dân đi chân đất, quần đen, áo tứ thân, cạo trọc đầu.
- Hình thức sinh hoạt: + Nhân dân thích ca hát, nhảy múa. + Tập võ nghệ. + Đấu vật...
|
Hoạt động 2. Văn học
- Mục tiêu: nội dung cơ bản và một số tác phẩm tiêu biểu của nền văn học thời Trần.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, trực quan.
- Phương tiện
+ tivi.
+ máy tính.
- Thời gian: 9 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Học sinh thảo luận nhóm. ?Văn học thời Trần có đặc điểm gì? ? Các tác phẩm văn học thời kì này nội dung ntn? ? Em hãy kể tên 1 số TP mà em biết. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Phong phú mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc - Tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc - Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông BĐ “Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối...”. |
2. Văn học
-Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm. - Chứa đựng nhiều nội dung phong phú làm rạng rỡ văn hóa Đại Việt
- Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh...
|
Hoạt động 3. Giáo dục và khoa học, kĩ thuật.
- Mục tiêu: Nắm được tình hình giáo dục nước ta thời Trần. Thành tựu về khoa học – thuật thời Trần.
- Phương pháp: Cá nhân, phát vấn, giải thích.
- Phương tiện
+ Tivi.
+ Máy tính.
- Thời gian: 9 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập ? Giáo dục thời Trần có đặc điểm gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). ? Quốc sử viện có nhiệm vụ gì? Ai đứng đầu? ? Em có nhận xét gì về tình hình phát triển giáo dục, khoa học, kĩ thuật, kinh tế thời Trần? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Cơ quan viết sử của nước ta - Lê Văn Hưu đứng đầu - Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá dân tộc. Tạo bước phát triển cao cho nền văn minh Đại Việt. |
3. Giáo dục và khoa học, kĩ thuật. - Giáo dục: + Mở trường học nhiều nơi. + Tổ chức thi thường xuyên. + Lập cơ quan “Quốc sử viện”. + 1272 “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu. - Quân sự, y học, khoa học, kĩ thuật đạt nhiều thành tựu.
|
Hoạt động 4: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
- Mục tiêu: Nắm được nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cũng như đặc điểm kiến trúc và biết các công trình kiến trúc.
- Phương pháp: cá nhân, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
- Phương tiện: tranh ảnh về các công trình kiến trúc thời Trần.
- Thời gian: 9 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hãy kể tên các công trình kiến trúc, điêu khắc thời Trần? ? Quan sát H rồng thời thời Trần và hãy so sánh với hình rồng thời Lý. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Rồng thời Trần tinh xảo, rõ nét hơn có sừng vảy bệ vệ, uy nghi hơn Lý. |
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. - Tháp Phổ Minh, chùa thành Tây Đô. - Nghệ thuật chạm khắc rồng... |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về đời sống văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần..
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
* Nhận biết
Câu1: Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân
A. Phật giáo
B. Nho giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc
Câu 2: Bộ Đại Việt sử kí gồm
A. 50 quyển
B. 40 quyển
C. 20 quyển
D. 30 quyển
Câu 3: Vì sao địa vị của nhà nho ngày càng được nâng cao?
A. Nho giáo ngày càng phát triển
B. Nhà nho giữ những chức vụ quan trọng
C. Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước
D. Nhà nho được trọng dụng
Câu 4: Câu nhận xét của của nhà nho Lê Văn Hưu: Nhân dân quá nữa làm sư vào thế kỉ thứ mấy?
A. Thế kỉ XIV
B. Thế tỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVII.
- Dự kiến sản phẩm
+ Phần trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
ĐA |
A |
D |
C |
A |
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về nền giáo dục thời trần so với nền giáo dục của nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn quan lại thời Trần.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Em có nhận xét gì về tình hình phát triển giáo dục, khoa học, kĩ thuật, kinh tế thời Trần?
- Thời gian: 2 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá dân tộc. Tạo bước phát triển cao cho nền văn minh Đại Việt.
Giáo án Lịch sử 7
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Đời sống văn hóa của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.
- Văn học phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt.
- Giáo dục, khoa học kĩ thuật thời Trần đạt tới trình độ cao, nhiều công trình tiêu biểu.
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
3. Kỹ năng:
- So sánh sự phát triển về xã hội và văn hóa thời Trần với thời kỳ trước.
- Phân tích, đánh giá những thành tựu văn hóa đặc sắc.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, chấm bài 15, tranh ảnh các thành tựu văn hóa thời Trần.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, học bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1………………………………………………; 7A2………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (3/)
- Trả và nhận xét bài kiểm tra 15 phút.
3. Giới thiệu bài: (1/)
Ở bài học trước, chúng ta thấy dưới thời Trần mặc dù phải trải qua cuộc kháng chiến nhưng nền kinh tế rất phát triển. Vậy! Trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
4. Bài mới: (34/)
II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
Họat động của thầy và trò |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống văn hóa. (10/) ? Về văn hóa dưới thời Trần có đặc điểm gì? ? Kể tên một vài tín ngưỡng cổ truyền trong nhân dân? HS: thờ tổ tiên, các anh hùng dân tộc… → ngày nay trở thành phong tục tập quán của nhân dân ta. ? Đạo Phật thời Trần so với thời Lý như thế nào? ? Nêu những dẫn chứng chứng tỏ đạo Phật phát triển? HS: nhiều người đi tu kể cả giai cấp thống trị, chùa chiền mọc lên nhiều nơi. HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 71. ? So với đạo Phật, Nho giáo phát triển như thế nào? Vì sao? ? Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào? Giáo viên giảng: Ngoài ra nhân dân ta sống rất giản dị như đi chân đất, quần áo đơn giản… => Thể hiện tinh thần thượng võ, lòng yêu quê hương đất nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn học thời Trần. (5/) ? Văn học thời Trần có đặc điểm gì? ? Tại sao văn học nước ta thời kỳ này phát triển mạnh, mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc? GV: (Vừa trải qua cuộc kháng chiến hào hùng, anh dũng…) ? Kể tên một số tác phẩm văn học thời ký này mà em biết? HS: (Hịch tướng sĩ, phò giá về kinh. Phú sông Bạch Đằng) Hoạt động 3: Tìm hiểu về giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần. (10/) ? Em hãy trình bày một vài nét về tình hình giáo dục thời Trần? HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 72. ? Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời đó? HS: (do nhu cầu của nhân dân,tìm đội ngũ tri thức cho đất nước → nhà nước rất quan tâm đến giáo dục) ? Trình bày một vài nét về tình hình khoa học, kĩ thuật thời Trần? GV: cho học sinh nhắc lại người chỉ huy cuộc kháng chiến lần 2, 3 chống quân Mông – Nguyên? ? Em có nhận xét gì về giáo dục, khoa học kĩ thuật thời Trần? (phát triển mạnh, đóng góp nhiều cho nền văn hóa) Hoạt động 4: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần. (9/) ? Về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có đặc điểm gì? HS : quan sát hình 38 Sgk trang 73 → đối chiếu với hình 26 ở bài 22 – nhận xét gì? GV : (tinh xảo, rõ nét hơn, trình độ càng cao hơn) |
1. Đời sống văn hóa - Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn trước.
- Đạo Phật phát triển nhưng không bằng thời Lý.
- Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị ngày càng cao và được trọng dụng.
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: Ca hát, nhảy múa, đấu vật… vẫn duy trì, phát triển.
2. Văn học - Bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm - Nội dung phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc.
3. Giáo dục và khoa học kỷ thuật a. Giáo dục - Quốc Tử Giám được mở rộng. - Trường học có nhiều loại: trường công, tư… - Các khoa thi tuyển chọn nhân tài được tổ chức thường xuyên.
b. Khoa học, kĩ thuật - Sử học: Lập cơ quan chuyên viết sử, năm 1272 bộ “ Đại Việt sử ký ” ra đời . - Quân sự: Tác phẩm binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo. - Y học: Tuệ Tĩnh là danh y nổi tiếng. - Kĩ thuật: chế tạo súng thần cơ, thuyền lớn.
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc - Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô… - Nghệ thuật chạm khắc tinh tế. |
5. Củng cố: (5/) Điền vào bảng sau về tình hình phát triển văn hoá thời Trần sau chiến tranh.
Các lĩnh vực |
Tình hình phát triển |
Đời sống văn hoá |
|
Văn học |
|
Giáo dục |
|
Khoa học kĩ thuật |
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Học bài theo các câu hỏi 1, 2 Sgk trang 73.
- Chuẩn bị bài 16: Phần I (đọc SGK trước ở nhà, trả lời câu hỏi mực xanh)
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần theo CV 5512 (Tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới