Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo CV 5512 (Tiết 2)
Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) (Tiết 2) sẽ giúp em học sinh biết được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp các em học sinh dễ lĩnh hội kiến thức hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) (Tiết 1)
Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) (Tiết 3)
Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên sơ đồ: từ lập căn cứ lực lượng xây dựng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa cho đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở vùng giải phóng và Tân Bình Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước.
- Nhớ tên một số nhân vật và địa danh. Lịch sử cùng với những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa
- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
3. Thái độ.
- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh, sơ đồ, tranh ảnh Nguyễn Trãi, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nào.
- Dự kiến sản phẩm: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ, trước hết là ở vùng núi miền Tây Thanh Hóa. Vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng nổ và diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2: II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
1. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
- Mục tiêu: Biết được những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
- Thời gian: 15 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc thông tin trang 85 hướng dẫn HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau: ? Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ của Lê Lợi ? Nêu tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423. Trong bối cảnh đó Lê lợi quyết định tạm hòa với quân Minh nhằm mục đích gì? Bước 2) HS thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất nhóm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của nhóm mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của nhóm Bước 4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết |
Lực lượng còn yếu thiếu lương thực, giặc tấn công. 1418-nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh. - Quân Minh đã huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng. - Cuối 1421 quân Minh lại mở một cuộc càn quét lớn buộc quân ta phải rút lui lên núi Chí Linh. (lần 2) - Năm 1423 Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh. - Năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được quân Minh trở mặt tấn công ta, ta phải rút lui lên núi Chí Linh (lần 3) |
2. Những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn
- Mục tiêu: Biết được những những thắng lợi đầu tiên của cuộc khởi nghĩa chính là giải phóng Nghệ An (năm 1424):.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
- Thời gian: 15 phút
Hoạt động dạy – học |
Kiến thức cần đạt |
(1) Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc thông tin trong bảng trang 81 và quan sát hình 2, hướng dẫn HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau: ? Em biết gì về Nguyễn Chích? Cho biết vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An? Kế hoạch đó đem lại kết quả gì? ? Trình bày cuộc tiến quân ra bắc của Lê Lợi trên bản đồ (2) HS thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. (3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất nhóm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của nhóm mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của nhóm. (4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết: . |
*.Giải phóng Nghệ An (năm 1424): - Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động vào Nghệ An.
- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân tấn công Đa Căng (Thanh Hóa), hạ thành Trà Lân.
- Thừa thắng, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu. - Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa.
*.Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1428): - Tháng 8-1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân đem quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
- Trong 10 tháng, nghĩa quân đã giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. 3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426): - Tháng 9-1426, Lê Lợi chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc.
- Quân ta thắng nhiều trận lớn. Địch cố thủ trong thành Đông Quan. -> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công. |
3. Trận Tốt động- Chúc Động (cuối năm 1426) và trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427) – khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng
- Mục tiêu: Biết được diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
- Thời gian:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu hs đọc mục I SGK ? Trình bày diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động? Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Gv nhắc lại bài trước -> Địch cố thủ trong thành Đông Quan. ?Với sự thất bại đó quân Minh đã làm gì? ?Sau khi đến Đông Quan, Vương thông đã làm gì? - Phản công quân ta. ?Trước tình hình đó ta đối phó như thế nào? Gv trình bày trên lược đồ Gv cho hs trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động trên lược đồ. ? Trận thắng này có ý nghĩa như thế nào? - Thay đổi tương quan lực lượng. - Ý đồ của địch bị thất bại. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
*Trận Tốt động- Chúc Động (cuối năm 1426
- Địch: + 10 – 1426, Vương Thông cùng 5 vạn viện binh đến Đông Quan. + 7 – 11 – 1426, tiến đánh Cao Bộ. -Ta: Đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. - Diễn biến – Kết quả: SGK
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu hs đọc mục II SGK ? Trình bày diễn biến, kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang? Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: ? Sau thất bại ở Tốt Động – Chúc Động quân Minh có kế hoạch ntn? ? Trước tình hình đó, nghĩa quân đối phó như thế nào? ?Tại sao ta đánh Liễu Thăng trước? - Vì tiêu diệt quân của Liễu Thăng (10 vạn) sẽ diệt số lượng lớn địch -> Lúc đó cánh quân của Mộc Thạnh sẽ hoang mang lo sợ. Hs đọc phần in nghiêng SGK Gv trình bày trên lược đồ ?Liễu Thăng chết, quân Minh đã làm gì? Gv trình bày Hs đọc phần in nghiêng ?Em có nhận xét gì về những thắng lợi chúng ta đã đạt được qua đoạn Bình Ngô đại cáo? - Thời gian dồn dập. ? Với sự thất bại của Liễu Thăng và Mộc Thạnh thì Vương Thông đã làm gì? ?Kết quả? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
*Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427)
- Địch: 10 – 1427, 15 vạn viện binh kéo vào nước ta. - Ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng trước. * Diễn biến: - 8 – 10 – 1427, Liễu Thăng tiến vào nước ta, bị giết tại Chi Lăng. - Lương Minh lên thay bị phục kích tại Cần Trạm, Phố Cát. * Kết quả: - Vương Thông mở hội thề Đông Quan và rút về nước. |
Giáo án Lịch sử 7
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa từ miền Tây Thanh Hóa chuyển căn cứ vào Nghệ An, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426).
2 Thái độ:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: chuyển căn cứ vào Nghệ An, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426).
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, máy chiếu
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài soạn, vở bài học.
- Học bài theo hướng dẫn giáo viên tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1………………………………………………; 7A2………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?
- Em nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?
3. Giới thiệu bài: (1/)
Nhà Minh đồng ý hoà hoãn năm 1423 với âm mưu mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng thất bại. Chúng đã trở mặt tấn công nghĩa quân Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang một thời kỳ mới, cuộc khởi nghĩa tiếp diễn như thế nào → Bài mới.
4. Bài mới: (34/)
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426)
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình giải phóng Nghệ an (năm 1424). (10/) ? Cuối 1424, quân Minh trở mặt tấn công, trước tình hình đó, nghĩa quân Lam Sơn đã đưa ra kế hoạch như thế nào? HS: đọc phần chữ nhỏ SGK về thân thế của Nguyễn Chích. ? Vì sao kế hoạch của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp thuận? GV: (Giáo dục tích hợp môi trường) GV: 1418 - 1423 ở Thanh Hóa luôn bị bao vây ® lực lượng không phát triển nên phải chuyển để tránh sự bao vây và tấn công của kẻ thù. Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, có thể đưa vào đây để xây dựng và phát triển lực lượng từ đó quay ra đánh lấy Đông đô. - Nguyễn Chích cũng đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nông dân chống quân Minh, hoạt động ở vùng Nam Thanh Hóa và Bắc Nghệ An nên ông đã hiểu khá rõ về vùng Nghệ An này. GV: dùng lược đồ phân tích và trình bày quá trình nghĩa quân tiến vào giải phóng Nghệ An - Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân mở cuộc hành quân chiến lược: theo đường núi tiến vào phía Tây Nghệ An: Mở đầu cuộc hành quân: + Ngày 12/10/1424: Tập kích đồn Đa Căng, thắng lợi giòn giã. + Tiến xuống vây thành Trà Lân, sau 2 tháng quân giặc ra hàng + Trên đà thắng lợi, nghĩa quân ta dùng kế nghi binh đánh bại quân giặc do Trần Trí chỉ huy ở Khả Lưu và Bồ Ai. + Sau những thắng lợi, nghĩa quân ta tiến xuống đồng bằng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng vùng lên giải phóng các Châu, Huyện. Toàn phủ Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào cố thủ trong thành. Lê Lợi cho quân bao vây siết chặt thành Nghệ An. + Tháng 6 -1425, tiến ra giải phóng phủ Diễn Châu → Thừa thắng tiến ra Thanh Hóa được ND hưởng ứng nhất tề nổi dậy. Trong vòng chưa đầy 1 tháng nền thống trị của giặc ở Thanh Hóa hoàn toàn sụp đổ, quân giặc phải rút vào cố thủ trong thành Tây Đô. ? Qua những chiến thắng mà ta giành được thì việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích đem lại kết quả gì? HS: Thoát ra khỏi thế bị bao vây, lực lượng của nghĩa quân được bảo toàn và phát triển, địa bàn hoạt động và kiểm soát được mở rộng: Nghệ An, Thanh Hóa; đó là cơ sở đưa cuộc kháng chiến tiến lên → làm bàn đạp giải phóng xuống phía Nam và ra Bắc Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425). (10/) ? Trình bày quá trình giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá? GV: (Giáo dục tích hợp môi trường) ? Nhận xét về tình hình quân Minh đến tháng 8/1425? ? Tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425? HS: Tháng 8-1425: Lê Lợi sai tướng Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình – Thuận Hóa, nghĩa quân đã nhanh chóng đập tan sự kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa GV: Trong vòng 10 tháng: từ tháng 10 –1424 đến tháng 8 - 1425 nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (cuối 1426). (14/) ? Trình bày trên lược đồ đường tiến quân của nghĩa quân Lam Sơn? GV: Tháng 9-1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc theo kế hoạch – 3 đạo: Đạo 1: tiến quân giải phóng miền Tây Bắc và chặn viện binh từ Vân Nam sang. Đạo 2: nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan. Đạo 3: tiến thẳng ra Đông Quan. ? Nhiệm vụ của 3 đạo quân? ? Nhận xét về kế hoạch tiến quân của Lê Lợi? HS: đọc từ “Nhiều tấm gương … xuống sông” HS thảo luận nhóm 3 phút: Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân ta đối với cuộc khởi nghĩa? GV: (Giáo dục tích hợp môi trường) Nguyễn Trãi đã từng viết: “Chật đất người theo, đầy đường rượu bày” → Cuộc tấn công của Lê Lợi đã trở thành cuộc nổi dậy của nhân dân. GV nhấn mạnh: Do lực lượng của quân ta đã lớn mạnh, có hậu phương bao la từ Thuận Hóa ra tới Thanh Hóa làm hậu thuẫn vững chắc |
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, chuyển quân vào Nghệ An.
- Ngày 12/10/1424 nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng (Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân (Nghệ An). Trên đà chiến thắng, nghĩa quân đánh Khả Lưu (Anh Sơn – Nghệ An) -> Phần lớn Nghệ An được giải phóng.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)
- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên – Huế). → Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm. 3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426)
- Tháng 9/1426 nghĩa quân chia 3 đạo tiến ra Bắc: + Đạo 1: tiến quân giải phóng miền Tây Bắc và chặn viện binh từ Vân Nam sang. + Đạo 2: nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan. + Đạo 3: tiến thẳng ra Đông Quan.
- Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công. |
5. Củng cố: (3/)
- Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 đến 1426?
- Những chi tiết nào chứng tỏ sự ủng hộ của nhân dân trong giai đoạn của cuộc kháng chiến.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Học bài theo câu hỏi phần củng cố.
- Soạn phần III dựa vào các câu hỏi mực xanh sách giáo khoa.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo CV 5512 (Tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới